Không khí Hà Nội ở mức nguy hại
Đầu tháng 11, chất lượng không khí Hà Nội có xu hướng giảm Ô nhiễm không khí và hành động của tuổi trẻ Thu giữ máy tạo ẩm không khí không rõ nguồn gốc xuất xứ |
Theo Tổng cục Môi trường, đến 7h, chỉ số AQI tại điểm đo nêu trên vẫn trên ngưỡng 300 và chỉ xuống 270 lúc 8h.
Trong bảng quy đổi giá trị AQI, chỉ số trên 300 có cảnh báo nguy hại, tương đương với mức cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe: toàn bộ dân số trong khu vực điểm đo bị ảnh hưởng sức khỏe tới mức nghiêm trọng.
Bầu trời Hà Nội mịt mù sáng 12/11. Ảnh: Gia Nghĩa |
Điểm đo tại Minh Khai (Bắc Từ Liêm) lúc 8h có chỉ số AQI 213; điểm đo trên đường Phạm Văn Đồng 201; điểm đo tại Chi cục Bảo vệ môi trường (Cầu Giấy) là 201. Tất cả các điểm đo khác được Tổng cục Môi trường thông báo đều ghi nhận chỉ số AQI ở mức trên 170, nhiều điểm đo duy trì tình trạng tiệm cận 200 trong nhiều giờ.
Từ 6h đến 7h, hệ thống Pamair cũng ghi nhận chỉ số AQI ở mức cao, điểm đo Nguyễn Chế Nghĩa (Hoàn Kiếm) 327; điểm đo Đê La Thành (Đống Đa) 326; điểm đo Học viện Tài Chính (Bắc Từ Liêm) là 306.
Lúc 9h, hệ thống đo của Airvisual ghi nhận chỉ số AQI tại khu vực Hồ Tây là 317; tại GreenID (Cầu Giấy) là 245; tại Hàng Đậu 211.
Ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch cho biết, trong nhiều năm nghiên cứu về chất lượng không khí, đây là lần đầu tiên ông chứng kiến chỉ số ô nhiễm cao như vậy.
"Với mức ô nhiễm này, tôi cho rằng Hà Nội cần ngay lập tức cảnh báo để người dân có cách bảo vệ sức khỏe của mình", ông Tùng nói và cho rằng nguyên nhân nghịch nhiệt thường dùng để lý giải cho các lần ô nhiễm không khí trước đây, hiện nay không còn hợp lý. "Có thể một nguồn ô nhiễm lớn đang phát ra ở Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận", ông Tùng nói.