Khéo léo lồng ghép kỹ năng sống vào các tiết dạy STEM

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để học sinh được phát triển toàn diện trong chương trình GDPT 2018, nhiều trường đã triển khai đưa kĩ năng sống vào giảng dạy nhiều năm qua. Năm học 2023 - 2024 là năm học đầu tiên STEM được đưa vào giảng dạy cho học sinh lớp 4.
Ngành Giáo dục Hoàn Kiếm - Quốc Oai tăng cường kết nối, chia sẻ kinh nghiệm dạy học Ngành giáo dục Ba Đình ứng dụng ChatGPT trong quản lý và dạy học

Khéo léo lồng ghép giáo dục STEM

Ngày 29/9 vừa qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình (Hà Nội) đã tổ chức 2 tiết học chuyên đề cấp quận môn Công nghệ và Khoa học lớp 4 tại Trường Tiểu học Thành Công B.

Trong tiết học, cô giáo Đỗ Thị Phương Thảo đã khéo léo lồng ghép giáo dục kĩ năng sống bảo vệ môi trường, STEM vào bài dạy “Chậu và giá thể trồng hoa, cây cảnh” (Tiết 1 – Bài 4 – Bộ sách Cánh Diều).

undefined
Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống bảo vệ môi trường, STEM vào bài dạy “Chậu và giá thể trồng hoa, cây cảnh”.

Tại tiết học này, học sinh được tìm hiểu về các loại chậu, được tranh luận về ưu điểm, nhược điểm của ba loại chậu thông qua hình thức sân khấu hoá.

Qua đó các em sẽ thấy tuỳ vào từng đặc điểm của chậu để có thể lựa chọn phù hợp với các loại hoa, cây cảnh và vị trí đặt chậu. Phần cuối tiết học, các em được làm chậu trồng hoa, cây cảnh thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tái sử dụng.

undefined
Tiết học của Trường Tiểu học Thành công B.

Đây là hoạt động được lồng ghép STEM. Các nhóm sẽ lựa chọn vật liệu và dụng cụ phù hợp để tạo ra các chậu trồng hoa, cây cảnh và trang trí cho chúng.

Sau đó, các nhóm trưng bày, giới thiệu thông điệp của sản phẩm. Các em dùng những sản phẩm vừa tạo ra để thiết kế những dự án XANH cho không gian lớp học hay ngôi nhà của mình.

Đáp ứng Chương trình GDPT 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, cô giáo Trịnh Thị Hải Yến - Trường Tiểu học Vạn Phúc đã có nhiều sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để học sinh thực sự được tham gia tích cực vào quá trình dạy học của giáo viên, được tương tác trực tiếp với bạn và cô, có cơ hội tự tin thể hiện hiểu biết của mình.

Ở mỗi tiết học, học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm trong nhóm, mạnh dạn tự tin đưa ra ý kiến, quan điểm của mình, chủ động ghi lại những suy nghĩ, phán đoán, các giải thích, đề xuất…

undefined
Cô giáo Trịnh Thị Hải Yến - Trường Tiểu học Vạn Phúc đã có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức dạy học.

Điều này góp phần giúp học sinh rèn luyện khả năng hợp tác, kỹ năng diễn đạt, ngôn ngữ nói, viết, kỹ năng thuyết trình, khả năng lập luận để bảo vệ quan điểm khoa học của bản thân.

Trong phần vận dụng kiến thức thực tế về vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, giáo viên đã khéo léo tích hợp dạy lồng ghép kiến thức và kĩ năng phòng cháy chữa cháy, học sinh được đề xuất nhiều phương án giải quyết linh hoạt về cách dập lửa.

Đối với phần tìm hiểu vai trò của không khí đối với sự sống, học sinh được thảo luận nhóm và trình bày hoạt động hô hấp và quang hợp với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, sáng tạo như: mô hình rạp chiếu bóng mi ni, vẽ sơ đồ tư duy, kể chuyện….

Qua cách truyền tải, dẫn dắt nhẹ nhàng của cô giáo, tiết học diễn ra vui vẻ, học sinh hào hứng hưởng ứng học tập, chủ động, tích cực, phát huy được năng lực: tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh.

STEM được đánh giá cao trong hiệu quả giảng dạy

Sau khi dự tiết chuyên đề, các cán bộ, giáo viên đã tích cực tham gia phần trao đổi, đánh giá cao hiệu quả của tiết dạy.

Cô giáo Đỗ Thị Phương Thảo - Trường Tiểu học Thành Công B bày tỏ: “Đáp ứng Chương trình GDPT 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh cần có nhiều sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để học sinh thực sự được tham gia tích cực vào quá trình dạy học của giáo viên, được tương tác trực tiếp với bạn và cô, có cơ hội tự tin thể hiện hiểu biết của mình”.

undefined
Một tiết học tại Trường tiểu học Vạn Phúc.

Cùng quan điểm trên, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường tiểu học Việt Nam – Cu ba nhấn mạnh: "Nội dung STEM được lồng ghép trong tiết học của Trường tiểu học Thành Công B rất hợp lí, vừa sức và hấp dẫn. Các em được lựa chọn vật liệu và dụng cụ, tự mình trang trí và trưng bày sản phẩm. Trong quá trình thao tác, các thành viên trong nhóm đã biết phân chia nhiệm vụ và thao tác rất nhịp nhàng".

Qua 2 tiết chuyên đề, các cán bộ quản lý, giáo viên của các trường tiểu học đã hiểu rõ và đưa ra các giải pháp về việc tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả. Nắm bắt cách tích hợp các nội dung giảng dạy, thể hiện sự chủ động của giáo viên trong việc chọn lựa hoạt động, hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh. Đặc biệt, chú trọng việc rèn luyện năng lực, phẩm chất gắn chặt với những tình huống trong cuộc sống.

Quỳnh Giang
Phiên bản di động