Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những quần thể xây dựng lâu đời và quan trọng bậc nhất tại Hà Nội. Những giá trị về lịch sử, văn hoá, kiến trúc của khu di tích đã làm cho nơi đây trở thành biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt.
Ấn tượng Lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc của Thủ đô Hà Nội năm 2023 Làng nghề Thủ đô thu nhỏ trong triển lãm ảnh nghệ thuật Tạo bước đột phá trong phát hiện, trọng dụng, sử dụng nhân tài

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trung tâm giáo dục lớn nhất của nước ta thời xưa, đồng thời cũng là nơi hun đúc nên bao truyền thống văn hóa quý báu, trong đó có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng hiền tài của dân tộc.

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Quần thể di tích tọa lạc tại số 58 phố Văn Miếu (Đống Đa, Hà Nội).

Quần thể di tích tọa lạc tại số 58 phố Văn Miếu (Đống Đa, Hà Nội), được xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật có diện tích khoảng 54.331m2 bao gồm: Hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám với kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - Trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Hồ Văn nằm trước mặt Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhưng bị chia cắt bởi phố Quốc Tử Giám. Hồ có khuôn viên rộng 11.932m2 (năm 2017), giữa hồ là gò Kim Châu.

Trước kia, trên gò có Phán Thủy đình - nơi các nho sĩ thường lui tới để bình văn chương thơ phú.

Ngày nay, Phán Thủy đình tuy không còn, nhưng trên gò vẫn còn hai tấm bia đá ghi lại vẻ đẹp của hồ Văn và quá trình trả lại hồ Văn cho Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Hồ Văn nằm trước mặt Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhưng bị chia cắt bởi phố Quốc Tử Giám.

Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bao bọc bởi 4 bức tường gạch vồ cực kỳ kiên cố, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên).

Hà Nội: Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: Cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, cổng Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.

Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được Thủ tướng chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 12/5/2012.

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Các bia tiến sĩ của triều Lê và triều Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Tại đây, lưu giữ 82 bia tiến sĩ của triều Lê và triều Mạc, là nguồn sử liệu quý giá cho việc nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, giáo dục, điêu khắc Việt Nam.

Vì những giá trị quý giá đó, bia tiến sĩ đã được UNESCO công nhận là di sản ký ức thế giới năm 2011 và được xếp vào bảo vật quốc gia năm 2015.

Có 82 tấm bia tiến sĩ được chia đều làm hai bên, mỗi bên 41 tấm bia đối xứng nhau qua giếng Thiên Quang Tỉnh là những hiện vật quý giá nhất của khu di tích. 82 bia đá tương ứng với 82 khoa thi (tính từ năm 1484 đến 1780).

Đây là những tấm bia đầu tiên của Việt Nam ghi danh các vị đỗ đại khoa trong mỗi kỳ thi. Mỗi tấm bia là một tác phẩm nghệ thuật, được thực hiện bởi bàn tay, khối óc của những người thợ tài hoa trong suốt thời gian gần 300 năm.

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khuê Văn Các được chọn là biểu tượng của Hà Nội.

Cùng với đó là Khuê Văn Các. Được xây dựng năm 1805, công trình có bệ chân cột hình vuông tượng trưng cho trái đất, tháp cao hai tầng lộ ra mặt trời, tượng trưng cho bầu trời, lối đi qua Gác Khuê Văn tượng trưng cho gió, trong khi hồ nước trước Khuê Văn Các biểu tượng cho nước.

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Từ năm 2012, kể từ khi Luật Thủ đô ra đời, Khuê Văn Các được chọn là biểu tượng của Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Những điều này đã cho thấy, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là tài sản quý giá của Thủ đô, của Việt Nam, mà nó đã trở thành tài sản, di sản văn hóa của nhân loại.

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Trong những năm qua, Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành một di tích, địa chỉ thu hút, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Trong những năm qua, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu di tích tâm linh, biểu tượng của trí tuệ, truyền thống hiếu học đã được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, tạo nhiều điều kiện để trở thành một di tích, địa chỉ thu hút, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Cùng với đó, đến nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc, nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng, nơi tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, khoa học.

Cũng tại đây, vào mỗi dịp Tết nguyên đán hay trước mỗi kỳ thi, các sĩ tử thường đến xin chữ đầu xuân của các ông đồ và cầu may trong thi cử, học hành...

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến thăm Thủ đô Hà Nội.

Và trong mỗi hành trình tìm hiểu về Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, nơi đây còn được vinh dự giới thiệu với các nguyên thủ quốc gia mỗi khi tới thăm Việt Nam.

Hoàng Duy
Phiên bản di động