Kết quả điều tra sơ bộ các vụ tấn công tàu chở dầu ngoài khơi UAE
Chìm tàu tại miền Trung Indonesia khiến 19 người mất tích Tàu ngầm hạt nhân Nga phá tung băng Bắc Cực, tín hiệu khốc liệt được báo trước? |
Tàu của ngư dân di chuyển tại vùng biển ngoài khơi Fujairah, UAE, gần eo biển Hormuz. Ảnh tư liệu: AP/TTXVN |
Tuy nhiên, trong tài liệu đệ trình lên LHQ, cả UAE, Saudi Arabia và Na Uy đều không nêu nước nào đứng sau các vụ tấn công, cũng như không nhắc tới Iran - vốn bị Washington cáo buộc là nước trực tiếp tiến hành.
Sau khi đánh giá thiệt hại và phân tích hóa học, UAE cho biết các vụ tấn công tàu này là chiến dịch được tổ chức "tinh vi và có sự phối hợp, nhiều khả năng do một nước tiến hành".
Kết quả điều tra cũng cho thấy nhiều khả năng các thợ lặn có kỹ năng đã cài 4 quả mìn Limpet vào vỏ tàu.
Theo UAE, các vụ tấn công này đòi hỏi năng lực tình báo và không có bằng chứng cho thấy Iran liên quan đến các vụ tấn công.
Hiện quá trình điều tra vẫn đang được tiến hành.
Dù trong tài liệu đệ trình lên LHQ không nhắc tới Iran ,song Đại sứ Saudi Arabia tại LHQ Abdallah al-Mouallimi lại cáo buộc Tehran đứng sau các vụ tấn công nói trên, đồng thời nhắc lại quan điểm rằng các vụ tấn công gây ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn các tuyến hàng hải quốc tế cũng như an ninh dầu mỏ thế giới, đòi hỏi HĐBA LHQ phải có biện pháp.
Tuy nhiên, Phó Đại sứ Nga tại LHQ Vladimir Safronkov cho rằng không có bằng chứng nào đưa ra cho thấy Iran có liên quan đến các vụ tấn công, do đó, không nên đưa ra kết luận khi cuộc điều tra vẫn tiếp tục.
Ngày 12/5 vừa qua, 4 tàu chở dầu, trong đó có 2 tàu treo cờ của Saudi Arabia, 1 tàu treo cờ Na Uy, 1 tàu treo cờ UAE, đã bị tấn công gần khu vực Fujairah của UAE, khu vực nằm ngay bên ngoài Eo biển Hormuz - tuyến đường vận chuyển dầu và khí gas quan trọng của thế giới, chia tách các nước vùng Vịnh và Iran. Mỹ cáo buộc Iran đứng sau vụ tấn công, song Iran đã bác bỏ đồng thời yêu cầu điều tra vụ việc.
Các vụ tấn công trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Tehran và Washington gia tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt đối với nước này, đặc biệt thời gian gần đây Washington gia tăng sức ép tối đa với Tehran bằng cách chấm dứt miễn trừ trừng phạt đối với 8 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu dầu thô từ Iran.
Căng thẳng leo thang đẩy hai quốc gia này vào nguy cơ đối đầu quân sự khi Mỹ đã điều động thêm quân cùng các máy bay ném bom và tàu sân bay tới Trung Đông, tuyên bố động thái trên nhằm đối phó với "các mối đe dọa từ Iran".