Hải Dương: Lễ Khai bút đầu Xuân tại Đền thờ Tiên triết Chu Văn An
Chí Linh (Hải Dương): Ấn định thời gian tổ chức lễ khai bút tại Đền Thầy Hải Dương: Đón gần 24 vạn lượt khách dịp Tết Quý Mão 2023 Hải Dương: Đầu năm đến thăm đền Bia để xin lộc, cầu sức khỏe |
"Tân xuân khai bút, bút khai hoa
Mừng chúc nơi nơi cảnh thái hoà
Muôn sự hanh thông như ý nguyện
An khang, thịnh vượng đến muôn nhà!
Khai thần bút - Khai quang trí tuệ, tôn vinh giá trị Văn hóa"
Nhà thư pháp Nguyễn Đình Kế trình diễn khai bút dòng chữ "Quốc - Thái - Dân - An" |
Khai bút đầu Xuân là một phong tục đẹp, thể hiện bản sắc văn hoá và truyền thống hiếu học, trọng trí tuệ, trí nhân của dân tộc Việt Nam.
Lễ khai bút có ý nghĩa linh thiêng, đề cao sự học và những ước nguyện về sự thành công, là sự khởi đầu một năm mới mang đậm dấu ấn truyền thống.
Đồng chí Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương (bên phải ngoài cùng) cùng các đại biểu tham dự buổi lễ. |
Trải qua bao đời, phong tục khai bút đầu Xuân đã được các thế hệ người Việt trân trọng, gìn giữ và trở thành giá trị di sản văn hoá phi vật thể có sức lan toả và trường tồn cùng dân tộc.
Hàng năm, cứ vào dịp đầu xuân, tại Đền thờ Tiên triết Chu Văn An, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Chí Linh tổ chức lễ khai bút đầu Xuân với sự tham dự của hàng nghìn người là cán bộ, công chức, giáo viên, học sinh và du khách thập phương.
Các đại biểu tưởng nhớ, tri ân công lao của thầy giáo Chu Văn An và nêu bật nét đẹp phong tục khai bút đầu Xuân. |
Đây là việc làm thiết thực thể hiện sự tôn kính những giá trị về vị thế và sự nghiệp của Tiên triết Chu Văn An, của các bậc tiền nhân đối với lịch sử của dân tộc; Thể hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Văn Kiên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Chí Linh đọc diễn văn khai bút. |
Lịch sử dân tộc khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia”, truyền thống hiếu học qua hàng ngàn năm lịch sử đã kết tinh nên những giá trị tốt đẹp, hiếu học, tôn sư trọng đạo là nhân tố quan trọng kiến tạo nên trí tuệ, đạo đức, nền văn hóa Việt Nam; góp phần quan trọng vào sự phát triển trường tồn của dân tộc.
Chủ tịch UBND TP Chí Linh đánh trống khai hội. |
Năm 2023, buổi lễ được tổ chức vào ngày 29/1 (tức ngày 8/1 Âm lịch) với sự tham dự của các đại biểu cùng toàn thể Nhân dân và du khách thập phương.
Nhà thư pháp Nguyễn Đình Kế trình diễn khai bút dòng chữ “Quốc – Thái – Dân - An” tại lễ khai bút |
Lễ khai bút đầu Xuân tại Đền thờ Tiên triết Chu Văn An là việc làm thiết thực thể hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam và nhằm tỏ lòng thành kính của hậu thế với các bậc tiền nhân, đề cao sự học, trọng trí tuệ của người Việt.
Các đại biểu Trung ương và địa phương tiến hành khai bút chữ quốc ngữ. |
Đền thờ Tiên triết Chu Văn An đã trở thành di tích có ý nghĩa giáo dục truyền thống hiếu học, thường đón hàng vạn lượt du khách tới dâng hương mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Nhiều người về đây thường xin chữ với mong muốn học hành đỗ đạt, sự nghiệp như ý.
Du khách thập phương xin chữ đầu năm tại Đền. |
Theo sử sách, ông Chu Văn An (1292 - 1370) có tên là Chu An, tự là Linh Triệt, quê thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Ông là người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học.
Khu Đền thờ Tiên triết Chu Văn An nằm giữa khu rừng thông xanh tươi ngút ngàn của núi rừng Phượng Hoàng thuộc phường Văn An (TP Chí Linh, Hải Dương). |
Ông có công lớn trong việc quảng bá, hình thành đạo đức, tư tưởng Khổng giáo mang bản sắc Việt Nam. Ông được vua Trần Minh Tông mời làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám.
Dưới thời vua Trần Dụ Tông, ông dâng Thất trảm sớ xin chém bảy gian thần nhưng vua không nghe. Ông từ quan về núi Phượng Hoàng (nay thuộc phường Văn An, TP Chí Linh) ở ẩn, dạy học, viết sách cho đến khi mất.
Cuộc đời thanh bạch của thầy Chu Văn An đáng để muôn đời ngưỡng mộ, tôn xưng là bậc danh sư. Sinh thời, thầy Chu đã cho chữ nhiều người, chữ của thầy được viết bằng mực son đỏ tươi. Son được lấy từ Giếng Son dưới chân núi.
Khu Đền thờ Tiên triết Chu Văn An nằm giữa khu rừng thông xanh tươi ngút ngàn của núi rừng Phượng Hoàng thuộc phường Văn An. Đền được khánh thành ngày 4/1/2008, bao gồm các hạng mục đền thờ chính, hai nhà tả hữu, hai nhà bia và một số hạng mục khác. Khu lăng mộ thầy Chu Văn An nằm cách đền thờ khoảng 600m…