Hà Nội tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi phát triển

Chiều 21/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố.
Hà Nội: Triệt phá đường dây môi giới gái bán dâm sử dụng ma túy để vui vẻ với khách Chỉ còn 53 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị Robot khử khuẩn phòng cách ly Covid-19 ở BV Nhiệt đới Hà Nội

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội Chu Phú Mỹ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã và đang đối diện với nhiều khó khăn. Thống kê đến tháng 3/2020, toàn thành phố có 31 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, giảm 20,5% so với năm 2019 (năm 2019 có 39 cơ sở); số cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi hiện có 1.096 cơ sở, giảm 5,5% so với năm 2019.

Nguyên nhân số cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi giảm là do bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, chăn nuôi khiến một số cơ sở không tìm được đầu ra.

ha noi tao moi dieu kien cho doanh nghiep san xuat thuc an chan nuoi phat trien
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại cuộc họp.

Ngoài ra, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cũng khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi nhập khẩu nguyên liệu gián đoạn, lưu thông hàng hóa trong nước khó khăn bởi thực hiện cách ly xã hội...

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu cho biết, chuẩn bị cho kịch bản tăng trưởng ngành Nông nghiệp, việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là rất quan trọng để thúc đẩy sản xuất. Tới đây, riêng về vấn đề nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu, thành phố sẽ cùng các bộ, ngành tháo gỡ cho doanh nghiệp. Về vay vốn, Hà Nội cũng sẽ làm việc với các ngân hàng để đề nghị hỗ trợ chuyển từ cho doanh nghiệp vay có thế chấp sang cho vay bằng dự án cụ thể; đồng thời nghiên cứu hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, thực hiện Chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, cùng với cả nước, Hà Nội đang thực hiện mục tiêu “kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, một trong những dư địa lớn nhất của Việt Nam cũng như của Hà Nội hiện nay là phát triển nông nghiệp. Trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng rất cao. Tại Hà Nội, tỷ trọng chăn nuôi chiếm đến 46% trong phát triển nông nghiệp toàn thành phố.

Chủ tịch UBND thành phố cho rằng, thức ăn chăn nuôi gia súc sản xuất riêng trên địa bàn Hà Nội cũng như các tỉnh thành phía Bắc chiếm tỷ trọng từ 70 - 85% nguyên liệu nhập từ các nước. Đối với các doanh nghiệp lớn đã có những hợp đồng lớn, nguồn cung an toàn nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đơn hàng nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nhiều từ nguồn cung; cùng với đó doanh nghiệp cũng gặp khó khi chi phí vận tải, logistics tăng cao dẫn đến giá đầu vào nguyên liệu tăng…

Thông tin về kết quả thực hiện công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Đến nay, Hà Nội đã đạt được kết quả rất khả quan. Trên địa bàn thành phố, tính từ ngày 13/4 đến nay, chưa phát hiện thêm ca nhiễm mới. Các ổ dịch cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ vì có những trường hợp bị nhiễm nhưng không có triệu chứng gì, mặc dù trong quá trình làm đã rà soát rất sát sao, nhưng vẫn có thể có xác suất.

Đối với kiến nghị của một số doanh nghiệp về việc hỗ trợ giống lợn con, lợn nái, Chủ tịch UBND thành phố cho biết, thành phố đang giao cho Sở NN&PTNT tính toán và có chính sách hỗ trợ. “Quan điểm của thành phố là sẽ tạo mọi điều kiện cho tất cả các quá trình sản xuất, nhu yếu phẩm, thức ăn chăn nuôi gia súc này cũng là một trong chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm.

Liên quan đến vận chuyển các nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ cảng về nhà máy, cũng như vận chuyển tất cả các sản phẩm chế biến xong từ nhà máy sản xuất đến các trại chăn nuôi hay từ các nhà sản xuất đến các đại lý để bán, Thành phố sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp vận chuyển 24/24/7”, Chủ tịch UBND thành phố khẳng định.

Thành phố khuyến khích các đơn vị xây dựng các nhà máy chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa đảm bảo chất lượng cung cấp cho người dân. Cùng với đó, Thành phố sẽ nghiên cứu và đề xuất HĐND thành phố có những cơ chế chính sách hỗ trợ về lãi suất, nguồn lực để các doanh nghiệp phát triển và mở rộng các nhà máy sản xuất, chế biến trên địa bàn thành phố, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa đảm bảo lý khép kín của chuỗi sản xuất đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm mình.

Nguồn: TTTĐ
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động