Giới trẻ mê mẩn với nét đẹp của nghệ thuật họa kim sa

Những dải màu độc đáo kết hợp với thiết kế mỹ thuật truyền thống Việt Nam của nghệ thuật họa kim sa đã cuốn hút rất nhiều bạn trẻ tìm hiểu và khám phá.
Đa dạng màu sắc các chương trình nghệ thuật dành cho thiếu nhi Thủ đô Giới trẻ thích thú chụp ảnh trước nhà gương 3D khổng lồ Ấn tượng chương trình “Tự hào Việt Nam: Khát vọng tuổi trẻ”

Tên pháp lang (琺瑯, falang) được cấu thành từ hai chữ chữ "pháp" (琺, khuôn) và "lang" (瑯, ghép nối kim loại), đều có bộ ngọc (玉) đứng phía trước, thể hiện đồ trân phẩm quý như ngọc. Đó là nghệ thuật áp tráng men thủy tinh lên các phôi vàng, bạc hoặc đồng để ngăn không cho màu men hòa lẫn với nhau, gọi là kháp-ti pháp-lang (掐丝琺瑯).

Cảnh Thái Lam có một cái tên đầy đủ là ““Đồng thai cáp ti pháp lang” (men tráng cẩm thạch đồng), tên tục là “Pháp lang”, hay “Khảm pháp lang”. Pháp lang du nhập vào Việt Nam dưới thời Nguyễn. Kinh đô Huế là cái nôi duy nhất của pháp lang Việt Nam, với một tên gọi mới: Pháp lam.

Cô gái trẻ Hoàng Anh - Founder của nhóm Họa Gấm đã tìm tòi, khám phá và đưa nghệ thuật này đến với giới trẻ với một cái tên gần gũi: Họa kim sa.

Tùng Linh
Phiên bản di động