Đi bơi ngày hè nắng nóng: Nguy cơ mắc 9 loại bệnh nguy hiểm
Khẩn trương thu hồi sữa Modilac nhiễm khuẩn gây bệnh đường ruột Bộ Công Thương yêu cầu thu hồi sản phẩm phomai nhập khẩu từ Pháp vì nhiễm khuẩn |
Viêm tai ngoài: Nấm mốc, vi khuẩn trong nước hồ bơi sẽ dễ đọng lại ở tai (do cấu tạo đặc biệt của tai), từ đó gây bệnh viêm tai ngoài. Bệnh này nếu không được chăm sóc, chữa trị tốt có thể gây thủng tai trong và cũng có thể gây giảm thính lực kéo dài.
Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) và kích ứng mắt: Đau mắt đỏ cũng là căn bệnh rất dễ bị lây nhiễm ở nơi công cộng, đặc biệt là hồ bơi. Vi khuẩn gây bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) sống rất thoải mái trong nước hồ bơi và gây bệnh. Bệnh lý này hay xảy ra ở những người không có thói quen đeo kính, thường mở mắt khi bơi, khiến nước tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc. Khi bị viêm kết mạc, mắt bị cộm như có vật lạ ở trong, nước mắt chảy nhiều, có rất nhiều ghèn, nhức mắt dữ dội khi nhìn thấy ánh sáng... Nếu không chữa trị dứt điểm dễ dẫn đến rối loạn thị giác.
Nguy cơ viêm kết mạc do nước từ bể bơi. Ảnh minh họa |
Hơn nữa, nếu đi bơi thường xuyên, bị kích thích và đỏ mắt, có thể là do tác động của chất clo và các hóa chất khử trùng khác được sử dụng trong các hồ bơi. Những hóa chất này có thể kích thích các mô tế bào của mắt. Ngoài ra, bụi bẩn và các yếu tố không hợp vệ sinh trong hồ bơi cũng có thể làm mắt bị dị ứng.
Bệnh hen ở trẻ: Thủ phạm gây ra căn bệnh này chính là các chất hóa học được sử dụng rất nhiều nhằm giữ cho nước bể bơi trong hơn. Nếu thấy có hiện tượng ho nhiều và khó thở, nên tạm dừng hoặc hạn chế đi bơi tại các bể bơi công cộng.
Bệnh Legionnaires: Bệnh Legionnaires là một dạng bệnh hiếm gặp do vi khuẩn được gọi là 'legionella' gây ra. Bệnh này có thể gây ra một loại viêm phổi nghiêm trọng và nhiễm trùng đường hô hấp. Một số triệu chứng của bệnh Legionnaire là nhức đầu, sốt cao, đau cơ, ớn lạnh,... Vi khuẩn 'legionella' cũng có thể được tìm thấy trong các hồ bơi công cộng không hợp vệ sinh, vì vậy phải cẩn thận khi đi bơi.
Do sức đề kháng kém, trẻ có thể nhiễm loại vi khuẩn gây viêm phổi từ bể bơi |
Viêm gan A: Viêm gan A là tình trạng gan nghiêm trọng do vi rút viêm gan A gây ra, thường lan truyền qua thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm. Bệnh này có thể làm tổn thương gan và gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, sốt cao,... Các nghiên cứu cho rằng virus viêm gan A cũng có trong một số hồ bơi công cộng, nếu một người bị nhiễm bệnh này xuống bơi trước đó, do đó nước bị ô nhiễm.
Bệnh về tóc: Các hóa chất dùng để khử trùng, làm sạch nước sẽ làm tóc bạn sẽ trở nên thô xơ và cứng, thậm chí là rụng tóc sau một thời gian đi bơi. Khi bơi bạn nên dùng mũ nilon bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này.
Bệnh tiêu chảy: Nước bể bơi, đặc biệt là bể bơi không hợp vệ sinh là môi trường lý tưởng để mầm bệnh gây tiêu chảy có tên khoa học là Cryptosporidium - một ký sinh trùng gây nhiễm khuẩn đường ruột sinh sống. Loại ký sinh trùng này gây tổn thương tế bào biểu mô ở dạ dày, ruột, đường hô hấp. Một người bị tiêu chảy có thể dễ dàng gây nhiễm bẩn bể bơi. Để ngăn lây lan các mầm bệnh tại bể bơi, mọi người cần tránh để nước ở bể bơi xâm nhập vào miệng. Tắm rửa sạch sẽ trước và sau khi bơi, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Không nên đi bơi nếu bạn bị tiêu chảy, vì như thế dễ truyền bệnh cho người khác. Ngoài ra nước hồ bơi cũng là nơi tập trung của vi khuẩn có hại như E.coli và Giardia, Shigella... gây bệnh tiêu chảy.
Nguy cơ lây nhiễm các bệnh ngoài da từ bể bơi. Ảnh minh họa |
Các bệnh ngoài da: Không ai biết được rằng mỗi ngày hồ bơi tiếp nhận bao nhiêu lượt khách và trong số đó có ai bị các bệnh về da liễu, nấm ngứa hay không. Vì thế nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lý về da khi đi bơi là hoàn toàn có thể. Nhiều người không có thói quen tắm vòi sen trước khi xuống hồ, lúc này mồ hôi, mỹ phẩm, kem dưỡng da, khói bụi sẽ bị hòa tan vào nước trong hồ và trở thành nguồn gây bệnh cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, việc xử lý nước trong hồ bơi cũng không đảm bảo khi nồng độ pH quá ít hoặc lượng clo quá nhiều cũng sẽ gây tổn thương da.
Thông thường, các bệnh ngoài da dễ bị lây qua nước ở hồ bơi là nấm, lang ben, viêm da... Và ngay khi có các dấu hiệu ngứa, rát, đỏ da, nổi mẩn thì nên dừng bơi, lên trên phòng tắm và tắm sạch, tránh gãi vì dễ gây kích ứng, tổn thương da. Sau đó cần đến các trung tâm da liễu để được điều trị đúng cách.
Các hóa chất để khử trùng, làm xanh nước bể bơi chính là thủ phạm gây các bệnh viêm da tiếp xúc với các triệu chứng điển hình và các đám đỏ da, ngứa, có thể có các mụn nước nhỏ lấm tấm mọc trên nền da đỏ. Nếu gãi nhiều có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây viêm da nặng. Đen da, sạm da, thậm chí bỏng da cũng là một dạng bệnh ngoài da do hóa chất.
Nấm kẽ chân là bệnh dễ mắc khi đi bơi. Bệnh do nấm Epidermophytin hoặc Trichophytin gây nên. Đối với nấm kẽ chân do Epidermophytin, da kẽ chân bị bợt trắng, có khi xuất hiện mụn nước ở rìa các ngón chân. Do ngứa nhiều, người bệnh phải gãi liên tục khiến các mụn nước bị vỡ, trợt, loét dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát làm sưng tấy các ngón chân, lan trên bàn chân, hạch bẹn.
Bệnh phụ khoa: Do nước bể bơi có chứa nhiều vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng... Dưới môi trường nước, các loại vi khuẩn gây bệnh rất dễ xâm nhập và tấn công vào vùng kín, gây nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục. Trong đó nguy hiểm nhất là bệnh lậu. Khi có các triệu chứng như ngứa ngáy, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra máu thì cần gặp ngay bác sĩ nam, phụ khoa để được điều trị kịp thời. Bởi vì những bệnh lý vùng kín không chỉ gây khó chịu tức thời mà còn ảnh hưởng về lâu dài đối với sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.