Doanh nghiệp than trời vì một quyết định của tỉnh Đồng Tháp

Các doanh nghiệp đang kêu trời về Quyết định số 1262/QĐ-UBND-HC ngày 24/12/2024 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành giá sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực đo đạc lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, chỉnh lý bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất, số hóa và chuyển hệ tọa độ bản đồ địa chính, đo đạc tài sản gắn liền với đất; đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất...
Miễn kiểm tra thực tế doanh nghiệp tuân thủ tốt quy định của pháp luật Không để chính sách thành kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng

Trải qua một thời gian dài, từ khi COVID-19 xuất hiện khiến sản xuất ngưng trệ, khủng hoảng kinh tế, biến động địa chính trị nhiều nơi trên thế giới đã làm ảnh hưởng đến các nền kinh tế, làm kiệt quệ sức sống của doanh nghiệp.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã kịp thời thấu hiểu và sớm nhìn nhận những khó khăn thách thức, từ đó có những chỉ đạo rất sát sao cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở ra một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế Việt Nam; đặc biệt là việc rà soát, loại bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết, quy định chồng chéo, không phù hợp, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này đã tạo dựng và củng cố niềm tin để giúp các doanh nghiệp nổ lực vượt qua khó khăn, thử thách như hiện nay.

Doanh nghiệp than trời vì một quyết định của tỉnh Đồng Tháp
Ảnh minh họa.

Với quyết tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ những biến động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, đồng thời nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, tại Đồng Tháp, các doanh nghiệp đang kêu trời về Quyết định số 1262/QĐ-UBND-HC ngày 24/12/2024 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành giá sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực đo đạc lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, chỉnh lý bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất, số hóa và chuyển hệ tọa độ bản đồ địa chính, đo đạc tài sản gắn liền với đất; đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất...

Theo các doanh nghiệp, Quyết định số 1262/QĐ-UBND-HC ngày 24/12/2024 của UBND tỉnh Đồng Tháp có những nội dung gây khó cho doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp than trời vì một quyết định của tỉnh Đồng Tháp
Doanh nghiệp than trời vì một quyết định của tỉnh Đồng Tháp

Từ quy định trên, thiết nghĩ ví dụ như một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có 2.000 sổ đỏ được cấp từ dự án bất động sản nhưng chưa bán hết và đang được thế chấp cho ngân hàng. Nếu trong năm vì yêu cầu cho sự phát triển của doanh nghiệp phải thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh do thay đổi người đại diện theo pháp luật và thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh do tăng vốn điều lệ.

Theo doanh nghiệp được hiểu khi đăng ký biến động và xóa thế chấp đối với 2.000 sổ đỏ này thì gọi chung là một bộ hồ sơ và sẽ chịu phí là đăng ký biến động 1.460.541 đồng đến 1.893.667 đồng, đồng thời phí xóa thế chấp là 1.523.281 đồng là phù hợp. Tuy nhiên, Trung tâm hành chính công tại tỉnh Đồng Tháp sẽ thực hiện thu phí thực tế như sau:

Doanh nghiệp than trời vì một quyết định của tỉnh Đồng Tháp

Theo ước tính sơ bộ, mức phí mà doanh nghiệp này phải chịu là 8.888.726.000 đồng cho việc đăng ký biến động và xóa thế chấp. Đây là một chi phí không tưởng.

Trong khi đó các tỉnh, thành phố lớn khác như Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long,… thì chỉ tính như thế này là một bộ hồ sơ và mức phí tối đa tối đa khoảng 10 triệu đồng.

"Chúng tôi đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như người dân tại địa phương này rất mong lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp sẽ có chỉ đạo sát sao và điều chỉnh khắc phục cho phù hợp đúng với quy định của pháp luật cũng như phù hợp với sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước, đại diện một doanh nghiệp chia sẻ.

Đặc biệt, trong bối cảnh Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.

Trong đó, Nghị quyết số 66-NQ/TW nêu rõ công tác xây dựng pháp luật phải chú trọng thực hiện kỹ lưỡng, thực chất và khoa học các hoạt động tổng kết, khảo sát thực tiễn, đề xuất chính sách, đánh giá tác động chính sách; thực hiện nghiêm cơ chế tiếp thu, giải trình các ý kiến đóng góp; không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng các quy định của pháp luật.

Nghị quyết yêu cầu cắt giảm tối đa điều kiện kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ; bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; coi khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận dễ dàng nguồn vốn, đất đai, nhân lực chất lượng cao.

Trong khi đó, Nghị quyết số 68-NQ/TW đề ra trong năm 2025, hoàn thành việc rà soát, loại bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết, quy định chồng chéo, không phù hợp, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân; thực hiện cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí tuân thủ pháp luật, ít nhất 30% điều kiện kinh doanh và tiếp tục cắt giảm mạnh trong những năm tiếp theo.

Thành Nhân
Phiên bản di động