Điểm mặt những lễ hội bị "tuýt còi" vì quá bạo lực

Hành vi mang tính bạo lực ở các lễ hội truyền thống ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, nhân cách của thế hệ trẻ. Chúng ta tạo ra lễ hội thì cũng có thể từ bỏ những lễ hội không còn phù hợp.
diem mat nhung le hoi bi tuyt coi vi qua bao luc

Người dân của địa phương nào cũng muốn giữ lại lễ hội truyền thống văn hóa của quê hương, dòng tộc do tổ tiên ngàn xưa để lại. Mặt khác, một phần vì họ muốn quảng bá hình ảnh quê hương thông qua các lễ hội từ đó, thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế địa phương...

Có thể khẳng định các lễ hội truyền thống là nét văn hóa của dân tộc có từ xa xưa do tổ tiên chúng ta để lại cần phải giữ gìn, trân trọng. Tuy nhiên, cùng với thời gian, sự phát triển của xã hội thì một số lễ hội không còn phù hợp với đời sống hiện tại, nhất là các lễ hội mang tính bạo lực, có xu hướng bạo lực cần phải xem xét lại.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, hiện một số lễ hội có tập tục mang yếu tố bạo lực, đã chuyển đổi hình thức thực hành nghi lễ như: lễ hội Ném Thượng (Bắc Ninh) năm thứ hai không tổ chức chém lợn giữa sân đình.

Lễ hội đâm trâu đã được chuyển đổi, bỏ nghi thức đâm trâu

Lễ hội đâm trâu đã được chuyển đổi, bỏ nghi thức đâm trâu

Hội phết Đình Đông Lai, xã Bàn Giản (Vĩnh Phúc) diễn ra an toàn không có nội dung tổ chức cướp phết mà chỉ thực hành trình diễn nghi lễ.

Lễ hội Cầu Trâu xã Hương Nha (Phú Thọ) đã không tổ chức nghi thức đập đầu trâu mà thay bằng nghi thức thực hành trình diễn; lễ hội Đông Cuông (xã Thanh Khương, Văn Yên, Yên Bái) bỏ tục treo cổ trâu.

90 làng Cơ Tu huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam cũng đã thống nhất bỏ tục đâm trâu.

Lễ hội chọi trâu bị

Lễ hội chọi trâu bị "tuýt còi" vì sự nguy hiểm

Hay như Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) năm 2017 để xảy ra một sự cố nghiêm trọng và vô cùng đáng tiếc, trâu chọi đã húc chết chính chủ nhân của nó. Sự việc này đã dấy lên lo ngại về những lễ hội mang tính bạo lực đang không chỉ gây phản cảm trong nhận thức xã hội mà còn nguy hiểm đến tính mạng con người.

Gần đây nhất, UBND huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ra quyết định yêu cầu UBND xã Hiền Quan, Ban tổ chức (BTC) Lễ hội Phết Hiền Quan dừng hoạt động đánh phết vào chiều ngày 17/2 (13 tháng Giêng) do tình trạng hỗn loạn, mất an ninh trật tự chiều 16/2.

BTC Lễ hội tại xã Hiền Quan bị

BTC Lễ hội tại xã Hiền Quan bị "vây" sau khi quyết định dừng nghi lễ cướp phết do quá hỗn loạn

Con người có trước văn hóa, con người tạo ra lễ hội, nên con người cũng có thể từ bỏ những lễ hội không còn phù hợp. Một lễ hội dân gian nào đó được tạo ra đều gắn liền với hoàn cảnh lịch sử và nhận thức của con người địa phương tại thời điểm lịch sử ấy. Khi hoàn cảnh đã thay đổi, nhận thức con người được nâng lên, chúng ta không thể vì chỉ để giữ gìn mà tổ chức hết năm này qua năm nọ một lễ hội quá bạo lực, ảnh hưởng tiêu cực tới tư tưởng của thế hệ trẻ tương lại.

Hà An
Phiên bản di động