Đề xuất bổ sung giải pháp xử lý các dự án chậm triển khai vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Đối với ý kiến của các đại biểu về giải pháp đối với các dự án chậm triển khai, thành phố đã có nhiều chỉ đạo việc rà soát, phân loại và đề xuất biện pháp để xử lý; Đồng thời, tổng hợp báo cáo Chính phủ, Bộ, ngành có liên quan trình đề xuất đưa vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này, nhằm cơ sở pháp lý cao hơn giải quyết triệt để, căn cơ vấn đề trong thời gian tới.
Đề xuất 9 nhóm chính sách trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Thứ trưởng Phan Chí Hiếu kiểm tra việc chấp hành Luật Thủ đô tại tỉnh Bắc Giang Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tích cực đóng góp xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chiều 2/11, tiếp tục chương trình làm việc Hội nghị lần thứ 9, sau khi thảo luận tại tổ, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII đã làm việc tại hội trường dưới sự điều hành của Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh.

Giải quyết triệt để, căn cơ tình trạng các dự án chậm triển khai

Đề xuất bổ sung giải pháp xử lý các dự án chậm triển khai vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
hó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn phát biểu giải trình

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn đã tiếp thu, giải trình báo cáo về tình hình nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP, các đại biểu đều tán thành với quan điểm chỉ đạo, định hướng, chính sách phát triển, xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và có ý kiến đóng góp cụ thể để xây dựng chính sách trong dự thảo Luật; Trong đó tập trung vào các chính sách tổ chức chính quyền, nâng cao năng lực tài chính ngân sách để phát triển Thủ đô; Tăng cường phân quyền, phân cấp theo các lĩnh vực. Các giải pháp cụ thể, khả thi để giải quyết các vấn đề tồn tại để tạo động lực mới cho phát triển.

Làm rõ hơn nội dung Ban Cán sự Đảng UBND TP xin ý kiến Ban Chấp hành về việc thành lập công ty đầu tư tài chính và kinh doanh vốn Nhà nước thuộc TP, thành lập quỹ tài chính ngoài ngân sách đã được các đại biểu cơ bản đồng tình; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP cho biết, nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, các loại hình kinh doanh trên được thành lập và cơ bản hoạt động hiệu quả.

Việc thành lập các loại hình kinh doanh trên là một trong các giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn lực từ xã hội đầu tư cho những lĩnh vực thiếu hụt nguồn lực đầu tư. Trong thời gian tới, Ban Cán sự Đảng UBND TP sẽ chỉ đạo nghiên cứu kỹ hơn và làm rõ hơn mô hình tổ chức hoạt động để từ đó đề xuất giải pháp, chính sách phù hợp.

Đối với nội dung tăng thuế suất, thuế sử dụng đất đối với nhà ở, đất ở tại các dự án đô thị đã đầu tư hạ tầng cơ bản, thiết yếu nhưng chủ đầu tư không đưa dự án vào sử dụng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP cho biết, đây là những giải pháp có tính vượt trội, nằm ngoài khuôn khổ, quy định của pháp luật về tài chính ngân sách, đất đai và phù hợp với định hướng Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Ban Cán sự Đảng UBND TP sẽ tiếp thu các ý kiến của các đại biểu để điều chỉnh, bổ sung, làm rõ hơn chính sách và tác động của nó.

Đề xuất bổ sung giải pháp xử lý các dự án chậm triển khai vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn phát biểu giải trình

Đối với ý kiến của các đại biểu về giải pháp xử lý đối với các dự án chậm triển khai trên địa bàn TP, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn cho biết, đây là nội dung khó và có nhiều vướng mắc kéo dài qua các thời kỳ. Thành phố đã có nhiều chỉ đạo việc rà soát, phân loại và đề xuất biện pháp để giải quyết xử lý và báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đồng thời, TP tổng hợp báo cáo Chính phủ, Bộ, ngành có liên quan trình đề xuất đưa vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này, nhằm tạo cơ sở pháp lý cao hơn giải quyết triệt để, căn cơ vấn đề trong thời gian tới.

Đối với ý kiến của các đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung chính sách để thu hút, ưu đãi đầu tư xây dựng, phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP cho biết, trước mắt, UBND TP sẽ nghiên cứu, bổ sung các giải pháp ưu đãi đầu tư, các biện pháp quy hoạch để tạo tiền đề xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Hà Nội…

Đồng bộ hạ tầng hệ thống thoát nước

Giải trình về các vấn đề liên quan đến công tác tiêu thoát nước, giải pháp chống úng ngập trên địa bàn TP, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cho biết, đã có 34 lượt ý kiến thảo luận tại tổ về vấn đề này.

Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cho biết, đối với quy hoạch thoát nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt năm 2013 bao gồm thoát nước mưa và nước thải.

Để phù hợp với quá trình đô thị hoá theo ý kiến các đại biểu, việc rà soát quy hoạch thoát nước thời gian tới sẽ tập trung giải pháp tổng thể hệ thống thoát nước (cống, kênh, mương, hồ điều hoà…) hiện trạng phù hợp với các quy định để có cơ sở đề xuất giải pháp điều chỉnh đồng bộ theo phương án điều chỉnh tổng thể quy hoạch trung Thủ đô.

Về hạ tầng thoát nước các khu đô thị, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cho biết, theo quy định của các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở phải được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Đồng thời, đảm bảo phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, kiến trúc cảnh quan khu đô thị gắn với quốc phòng an ninh.

Đối với ý kiến các đại biểu phản ánh một số khu đô thị vẫn chưa đồng hộ về hạ tầng kỹ thuật, nhất hệ thống thoát nước, trên thực tế UBND TP đã tổ chức giám sát và đã giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành, chính quyền địa phương, chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, xử lý đồng bộ để sớm hoàn chỉnh vấn đề nêu trên.

Đề xuất bổ sung giải pháp xử lý các dự án chậm triển khai vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng phát biểu giải trình

Cải thiện vị trí xếp hạng trong chuyển đổi số

Tiếp thu, giải trình về việc ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số, xây dựng TP thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng cho biết, Ban Cán sự Đảng UBND TP sẽ giao UBND TP tiếp thu xây dựng các kế hoạch chi tiết về triển khai Nghị quyết và giao cho các Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các quy định.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng, Hà Nội là địa phương sớm triển khai công nghệ thông tin một cách chủ động. Trong đó, có một số việc triển khai sớm như tuyển sinh đầu cấp, triển khai học trực tuyến. Tuy nhiên, đến nay công tác chuyển đổi số trên địa bàn Thủ đô còn hạn chế. Theo bảng xếp hạng chung đánh giá chuyển đổi số quốc gia, năm 2021, Hà Nội đứng thứ 40/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế của Hà Nội, trong thời gian qua, Ban Cán sự Đảng UBND TP đã giao cho các ban UBND TP xây dựng các giải pháp để khắc phục tồn tại và cải thiện vị trí xếp hạng trong bảng xếp hạng chung của cả nước. UBND TP cũng đã chỉ đạo Sở TT&TT đánh giá xếp loại chuyển đổi số của Sở ngành, quận, huyện hàng năm.

Liên quan đến nhóm vấn đề mục tiêu thực hiện, Dự thảo đã bám sát chỉ đạo của Trung ương và bổ sung các chỉ tiêu. Tuy nhiên, có nhiều mục tiêu rất lớn nên trong quá trình thực hiện sẽ tham khảo xin ý kiến Trung ương, Chính phủ. UBND TP sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan rà soát, hoàn thiện. Đồng thời, cụ thể hoá trong các chương trình, kế hoạch triển khai của UBND TP.

Đối với ý kiến đại biểu về một trong những tiêu trí nâng cao là phải có cộng đồng số, hình thành mô hình thôn thông minh, xã thông minh, UBND TP đã ban hành Kế hoạch số 08 về hỗ trợ cơ hội sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, các sàn thương mại điện tử sẽ tham gia hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, quảng bá sản phẩm nông nghiệp.

Tú Linh - Viết Thành
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động