Đại biểu Quốc hội: Kiên quyết khắc phục tình trạng chậm gửi hồ sơ, tài liệu

Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáng 8/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Hội nghị thảo luận về Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội chuyên trách cần đóng góp nhiều ý kiến chất lượng về các dự án Luật Chủ tịch Quốc hội: Tuyệt đối không để xảy ra tham nhũng chính sách Bộ trưởng Bộ Công an nói về tình trạng lộ, rao bán thông tin cá nhân
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp

Trình bày tờ trình, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, qua tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nội quy năm 2015, nhiều quy định vẫn đang phát huy hiệu quả. Trên cơ sở thực tiễn và quán triệt quan điểm, mục đích sửa đổi, đề nghị bổ sung 10 điều, sửa đổi 42 điều, kế thừa nguyên văn 5 điều (tăng 1 điều so với nội quy hiện hành).

Dự thảo quy định tiêu chí, điều kiện để chủ tọa, người điều hành phiên họp tiến hành phiên họp; bổ sung quy định hình thức biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử trên thiết bị di động; Giảm thời gian đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn; không được sử dụng quyền tranh luận để nêu câu hỏi chất vấn hoặc tranh luận với đại biểu đã chất vấn trước đó. Đại biểu Quốc hội, khách mời không sử dụng các thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp kín, phiên họp về nội dung nhân sự.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) thảo luận
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) phát biểu thảo luận

Báo cáo ý kiến của Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho rằng, việc sửa đổi nội quy kỳ họp với 32 nhóm vấn đề mới đã cơ bản đáp ứng mục đích, yêu cầu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề ra; Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, cơ bản bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết, trước thực trạng trong các kỳ họp một số đại biểu đăng ký tranh luận nhưng khi phát biểu thì lại nêu quan điểm mà không phải là tranh luận hoặc lách quy định để được ưu tiên phát biểu trước, đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) cho rằng, nội dung quy định chủ tọa, người được phân công điều hành phiên họp tại kỳ họp yêu cầu đại biểu Quốc hội dừng tranh luận, nếu đại biểu Quốc hội không phát biểu tranh luận, chất vấn đúng nội dung và sử dụng quyền tranh luận để nêu câu hỏi chất vấn.

Về khách mời tham dự kỳ họp, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc mời thêm Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố dự các phiên chất vấn. “Nếu làm được điều này chất lượng phiên chất vấn sẽ tốt hơn”, đại biểu nói và mong muốn Ban soạn thảo cân nhắc kiến nghị Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có 5 đại biểu phát biểu tại mỗi phiên thảo luận hội trường.

Cho rằng, dự thảo Nghị quyết cần cương quyết khắc phục tình trạng chậm gửi tài liệu, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) nêu rõ, việc gửi chậm tài liệu đã trở thành vấn đề tồn tại ở mỗi kỳ họp, khiến các đại biểu Quốc hội không thể nghiên cứu kỹ tài liệu. “Cần làm rõ, quy định thật cụ thể các chế tài đối với những cơ quan, đơn vị gửi chậm trong dự thảo Nghị quyết, thể hiện sự cương quyết, khắc phục bằng được vấn đề này”, đại biểu nói.

Anh Đức
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động