Cúng lễ tháng cô hồn: Vung tay sắm "hàng hiệu" cho người âm
Bài cúng mùng 1 tháng 7 âm lịch theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam Bão số 3 tiến sát Vịnh Bắc Bộ, mưa lớn diện rộng những ngày đầu tháng cô hồn |
Bắt đầu tháng cô hồn 1/7 âm lịch, cũng là mùa cao điểm của thị trường vàng mã. Với suy nghĩ "trần sao âm vậy", nhiều người không tiếc tiền triệu để sắm sửa cho một lễ cúng sao cho đầy đủ nhất. Dăm bảy năm trở lại đây, thị trường hãng mã ngày càng đa dạng như chính thị trường cho người sống.
"Thủ phủ vàng mã" lớn nhất nước - xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh - sản xuất đủ các loại vàng mã phục vụ nhu cầu này từ nhà lầu, xe hơi, xe máy, điện thoại, trang sức, túi ví... đến quần áo thời trang và các mặt hàng mã truyền thống khác.
Một ngôi nhà 3 tầng bằng giấy được làm tỉ mỉ, công phu |
Ô tô |
Xe máy hiệu Yamaha |
Bộ loa đài |
iPhone 6 |
Không chỉ bán hàng qua các kênh truyền thống, gửi hàng đi khắp cả nước, hàng mã còn bán đầy trên facebook... với đầy đủ các mẫu hàng mã mới, cập nhật theo xu hướng của cuộc sống hiện đại.
Các mẫu túi mới nhất |
Dép thời trang |
Quần áo cho "người âm"... đều được cập nhật theo xu hướng của cuộc sống thật |
Theo người dân làng Song Hồ, mấy năm gần đây, các dòng xe sang làm bằng giấy, tre bán rất chạy. Lượng tiêu thụ xe máy SH bằng giấy đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ tháng 7 âm lịch năm ngoái.
Bên cạnh đó, không ít người đặt hàng các mẫu hàng mã riêng theo nhu cầu như đàn ghita, xe tăng, ống điếu hay ấm trà cổ...
Điếu cày hàng mã |
Dạo một vòng quanh phố hàng Mã, ô tô sang, xe máy xịn bày la liệt trên phố. Giá hàng mã năm nay cũng không quá đắt, dao động từ 50.000 - 300.000 đồng/bộ. Giá đắt nhất thuộc về các sản phẩm được làm cầu kỳ, bắt mắt như biệt thự, nhà tầng, xe hơi. Với một mâm cúng gồm cả vàng hương, nhà xe, quần áo, thiết bị đi kèm khác thì cũng trị giá bạc triệu trở lên.
Một số hàng mã như trang sức kim cương, nhẫn vàng, đồng hồ, dây chuyền, giày hiệu... cũng khá đắt hàng.
Trong cuốn biên khảo Việt Nam và phong tục của Phan Kế Bính, rằm tháng bảy gọi là Tết Trung Nguyên. Sách Phật thường cho ngày này là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là người dưới âm phủ được tha tội. Bởi vậy nhiều nhà mua vàng mã cúng gia tiên. Các nhà có người mới mất cũng hay đốt mã làm chay vào ngày ấy.
Cũng theo giải thích của học giả Phan Kế Bính, tục cúng vàng mã của ta bắt nguồn từ Trung Quốc. Thoạt đầu tục đốt vàng mã ở Trung Quốc dùng đồ ngọc bạch rồi đến tiền để cúng. Đến đời vua Huyền Tôn nhà Đường, thấy lãng phí mới truyền làm tiền giấy thay tiền thật.
Theo GS. Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa dân gian, việc đốt hàng mã là một tín ngưỡng dân gian. Tuy nhiên, việc đốt hàng mã phải có ý thức, không ảnh hưởng tới công tác phòng cháy chữa cháy, không lãng phí…
Tuy nhiên, GS Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam, cho rằng: “Trong Phật giáo không hề có đề cập đến việc đốt vàng mã. Trong sử sách Việt Nam, các dữ liệu về văn hóa cũng không hề đề cập đến việc người chết đòi hỏi về việc đốt vàng mã như tiền, iPhone, xe cộ…”. Bởi vậy, ông đánh giá, tục đốt vàng mã hiện nay đã trở thành phong trào xấu xí, dần dẫn đến căn bệnh mê tín dị đoan nặng nề, khó chữa...
Còn hòa thượng Thích Thiện Tâm cho rằng, dịp lễ Vu lan, đốt vàng mã không phải là cách báo hiếu duy nhất. Nên nghĩ đến trách nhiệm của người con báo hiếu cha mẹ khi cha mẹ đang còn sống. Còn nếu cha mẹ đã mất thì tùy hoàn cảnh mà tổ chức Vu Lan. Quang trọng là nghĩ về công cha nghĩa mẹ. Còn có thể chỉ đơn giản là bữa cơm ấm cúng, thắp hương tổ tiên, thể hiện tình cảm... cũng là báo hiếu.