Công bố ngân sách hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi
Hà Nội không để thiếu kinh phí phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi Quảng Bình: Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi ở huyện Minh Hóa Bác tin đồn về “thuốc chữa dịch tả heo châu Phi” |
Từ tháng 2 đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xâm nhiễm vào hầu hết các tỉnh thành trên cả nước khiến 2,3 triệu con lợn trên tổng đàn 28 triệu con phải tiêu hủy.
Bộ NN&PTNT cho rằng, hầu hết các địa phương đã chủ động dập dịch, xử lý ngăn chặn đà lây lan. Các tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng đã tiêu huỷ trung bình 30% tổng đàn lợn địa phương vì mắc dịch. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay được các địa phương nêu ra là thiếu kinh phí chi trả hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại và chi phí tiêu huỷ dịch.
Về vấn đề này, Nghị quyết 42/NQ-CP nêu rõ: Về cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương, với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, ngân sách trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ thiệt hại.
Kiểm tra chốt kiểm dịch động vật tại Hà Nội |
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại: Với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên, chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện; Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: Ngân sách trung ương hỗ trợ 70% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Các địa phương huy động thêm tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi.
Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương (gồm: 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồn cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa có lợn bị tiêu hủy do dịch tả châu Phi sẽ được nhận mức hỗ trợ bằng 30% mức hỗ trợ cho chủ cơ sở chăn nuôi.
Nếu doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiêu chí nêu trên nuôi giữ lợn giống cụ kỵ, ông bà thì được hỗ trợ với mức 500.000 đồng/con đến ngày 31/12/2019 nhằm nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh đảm bảo duy trì đàn heo giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh.
Bên cạnh đó nghị quyết cũng yêu cầu Bộ NNPTNT phối hợp xây dựng Dự án đầu tư nâng cấp 2 phòng thí nghiệm thú y quốc gia và cơ sở nuôi động vật sạch bệnh đạt chuẩn quốc tế với mức an toàn sinh học cấp độ III trở lên theo quy định để đảm bảo an toàn trong chẩn đoán, xét nghiệm phục vụ công tác chống dịch và nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin, chế phẩm sinh học.