Chưa nhận thức được hành vi bạo lực gia đình bởi tâm lý “yêu cho roi cho vọt”
Hà Nội: Lấy ý kiến dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) Hải Dương: Khởi tố người mẹ bạo hành con gái 6 tuổi ở Cẩm Giàng Bạo lực gia đình gia tăng vì lệnh phong tỏa |
Chiều 31/5, Quốc hội thảo luận tổ về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tổ đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở |
Thảo luận tại tổ Hà Nội về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đại biểu Phạm Đức Ấn cho rằng, dù Luật có hiệu lực hơn 10 năm nay nhưng bạo lực gia đình là vấn đề nhức nhối. Trong đó, khó khăn lớn nhất hiện nay đó là thay đổi nhận thức về các hành vi bạo lực trong gia đình. Nhiều người chưa chắc đã nhận thức được các hành vi thế nào là bạo lực bởi tâm lý “tôi có con thì yêu cho roi cho vọt”.
Đại biểu Phạm Đức Ấn cũng nhấn mạnh, nếu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) được thực thi tốt sẽ giảm được đáng kể hành vi bạo lực trong gia đình, đồng thời hành vi bạo lực trong xã hội, bạo lực học đường cũng giảm theo.
Đại biểu Trương Xuân Cừ |
Còn theo đại biểu Trương Xuân Cừ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng là do tác động của cơ chế thị trường, tệ nạn xã hội (nghiện rượu, cờ bạc, ma túy) và các biện pháp răn đe cũng chưa đủ nghiêm khắc.
Vì vậy, cần phải nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn “từ sớm, từ xa” các hành vi bạo lực gia đình.
“Hơn ai hết, tổ trưởng dân phố, bí thư địa bàn phải là người nắm được các cặp đôi nào hay “chí choé” nhau, em nhỏ nào có nguy cơ bị bạo lực gia đình. Do vậy, cần có giải pháp để chính quyền cơ sở có trách nhiệm hơn trong vấn đề này”, đại biểu kiến nghị.
Thảo luận về Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại biểu Tạ Đình Thi cho rằng, việc thực hành dân chủ ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, bởi đây là nơi đưa các chính sách pháp luật đi vào cuộc sống.
Đại biểu cho rằng, cần phát huy hơn nữa các tổ chức chính trị - xã hội, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể khác trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, song trong các báo cáo trình Quốc hội chưa làm rõ vấn đề này.
Đại biểu Tạ Đình Thi |
“Thực tế hiện nay nhiều cơ quan thực hiện hội nghị cán bộ, công nhân viên chức còn mang tính hình thức. Hoặc nhiều cơ quan ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ nhưng thực tế việc triển khai chưa thực sự hiệu quả. Đây là những vấn đề đáng quan tâm khi thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở sở các đơn vị, doanh nghiệp hiện nay”, đại biểu Thi nêu quan điểm.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, cần quy định rõ vai trò cũng như trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc cũng như các tổ chức chính trị - xã hội, công đoàn trong việc thực hiện dân chủ cơ sở. Đồng thời, đại biểu cũng kiến nghị sổ sung thêm điều khoản quy định rõ trách nhiệm giải trình, tiếp thu của người sử dụng lao động với các kiến nghị của người lao động; Kiểm điểm trách nhiệm cũng như đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm của người đứng đầu để hạn chế tình trạng dân chủ hình thức.