Chống dịch quá tay, DN kiệt sức, nhiều mặt hàng nguy cơ tăng giá mạnh

Chống dịch "quá tay" khiến mọi chi phí của doanh nghiệp đều đội lên, cộng với việc phải làm xét nghiệm PCR, test nhanh, khó khăn trong lưu thông, vận chuyển hàng hoá... khiến nhiều doanh nghiệp muốn quỵ ngã.
Đảm bảo các cơ quan, doanh nghiệp có phương án phòng, chống dịch thực chất, hiệu quả Hà Nội: Nhiều người vẫn ra đường không lý do, xử phạt hàng tỷ đồng

Thời gian qua, cùng chung tay với các lực lượng trên mặt trận chống dịch Covid 19, các doanh nghiệp, trong đó đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu đã luôn giữ ổn định giá cả các mặt hàng, giúp cho thị trường ổn định không có các đợt sốt giá, tạo sự ổn định, yên tâm phòng, chống dịch trong toàn xã hội.

Sau 4 đợt bùng phát dịch bệnh, đến nay, mục tiêu chống dịch và phát triển sản xuất, kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng… đang bộc lộ nhiều điểm bất cập, việc chống dịch “quá tay” ở nhiều nơi đang gây khó khăn cho doanh nghiệp, tắc nghẽn trong lưu thông nông sản.

Chống dịch quá tay, DN kiệt sức, nhiều mặt hàng nguy cơ tăng giá mạnh

TS Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp Hội gia cầm Việt Nam cho rằng, Bộ NN-PTNT đã thấu hiểu và xử lý những khó khăn DN phản ánh. Tuy nhiên, khâu lưu thông, vận chuyển vẫn rất khó khăn. Khi đi vào các tuyến đường, tỉnh, huyện, xã, nhiều xe lớn phải tăng bo chứ không được đi vào.

“Hiệp hội chúng tôi đề nghị xem xét qui định “3 tại chỗ” linh hoạt hơn, vì 1 số đơn vị đã làm hơn 1 tháng rồi, khi kiểm tra cơ quan chức năng vẫn bắt phải 5K”

Cùng chung khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, ông Việt – Chủ tịch HTX Xuyên Việt ở Hải Dương cho biết, do giãn cách xã hội nên lượng tiêu thụ thấp nhưng giá đội lên rất cao vì DN phải bỏ ra nhiều loại chi phí. Tuy có luồng xanh nhưng chi phí xét nghiệm covid 19, chi phí lưu thông hàng hoá lại không hề nhỏ.

“Rất mong Bộ NN-PTNT tiếp tục có hỗ trợ cho DN nhỏ và vừa về xét nghiệm nhanh và một phần chi phí xét nghiệm PRC để lưu thông hàng hoá dễ dàng hơn. Một doanh nghiệp cỡ nhỏ cũng phải bỏ ra hàng chục triệu đồng mỗi tháng để làm các xét nghiệm. Còn DN có qui mô lớn hơn thì phải chi trả cả chục triệu mỗi ngày”.

Ông Nguyễn Hồ Nguyên - Tổng Giám đốc Cty thuỷ sản Langer Seafood cho biết, DN của ông chưa bị ảnh hưởng nhiều từ dịch covid 19 do có biện pháp chu đáo. 6 tháng qua xuất khẩu tăng hơn 50% so với bình quân năm trước. Tháng 6 và 7 nhu cầu thực phẩm, đặc biệt con ngao, tăng. Con ngao cung cấp cho các siêu thị. Bình thường Langer Seafood cung cấp cho Hà Nội 40-50 tấn/tháng, hai tháng vừa rồi bình quân 70-80 tấn. Giá bán giữ nguyên khnôg tăng.

“DN đã chuẩn bị kịch bản cho “3 tại chỗ”, nhưng tính toán thì chi phí cao nên khó duy trì, đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ giảm chi phí.

Do đặc thù thành phố Hà Nội có nhiều siêu thị, cửa hàng trong ngóc ngách nên phải dùng xe máy giao hàng, trong khi các chốt, trạm lại đòi hỏi mã QR, test… 3 ngày phải test một lần thì quá vất vả. Liệu kết quả này có thể sử dụng trong 5 hoặc 7 ngày được không? Đối với những trường hợp lái xe luồng xanh thì tuân thủ rất tốt. Đến thời điểm này rất an toàn.

Sau một thời gian đồng hành cùng các cơ quan chức năng chống dịch bằng cách giữ ổn định nguồn cung, giá bán cho thị trường, nhưng tới thời điểm này, DN của ông Nguyễn Hồ Nguyên và nhiều DN khác đều cho rằng khó có thể cầm cự được như hiện nay, nếu không thay đổi phương pháp chống dịch, lưu thông hàng hoá, thì bài toán tăng giá bán sản phẩm được doanh nghiệp tính đến đầu tiên.

“Dự kiến chúng tôi vẫn giữ nguyên giá cả mua bán từ nay đến tháng 10, nhưng sau đó có thể giá nguyên liệu tăng, nguồn cung ảnh hưởng nên việc duy trì giá phải cân nhắc để bù đắp những tổn thất, khó khăn” – ông Nguyên cho biết.

Áp lực từ phía nhà bán lẻ cũng đang đè nặng lên DN
Áp lực từ phía nhà bán lẻ cũng đang đè nặng lên DN

Một điều nữa mà DN cung cấp hàng hoá như Langer Seafood đang phải chịu áp lực là chuỗi siêu thị gây áp lực nếu không đảm bảo doanh số, đơn hàng thì bị cắt hợp đồng, không được cung cấp hàng hoá.

“Trong tình hình hiện nay, họ tạo áp lực cho DN là không nên. Tôi đề nghị Bộ NN-PTNT khuyến cáo chuỗi siêu thị đừng gây khó khăn cho các đơn vị cung cấp mà cùng ngồi lại chia sẻ với nhau để tháo gỡ” – ông Nguyên nói.

Về những băn khoăn của các DN hiện nay đối với các xét nghiệm, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết đã trao đổi với lãnh đạo Bộ Y tế và được biết các qui định làm xét nghiệm và thời gian sử dụng kết quả xét nghiệm như hiện nay đều dựa trên các căn cứ khoa học và cần thiết phải tuân thủ, không thể làm khác được. “Về kinh phí, một là hỗ trợ và miễn giảm. Vì một lái xe mỗi tháng mất gần 10 triệu đồng xét nghiệm thì không doanh nghiệp nào chịu nổi”.

Theo dự báo của Bộ NN-PTNT, với những khó khăn hiện nay trong việc tiêu thụ, lưu thông hàng hoá, vật tư đầu vào của ngành nông nghiệp, nguy cơ vài ba tháng nữa chúng ta lại đương đầu với tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm.

Nguồn: VOV
vov.vn
Phiên bản di động