Ông Johnathan Hạnh Nguyễn có đóng góp nổi bật cho TP HCM

Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn là 1 trong 50 kiều bào được khen thưởng vì có đóng góp nổi bật cho TP HCM.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn ủng hộ tỉnh Khánh Hòa 4,79 tỷ đồng Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn được chọn là “Nhân vật của năm 2024”

Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM vừa ra quyết định về việc tặng giấy khen đối với 50 kiều bào có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển TP HCM, nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025).

Chiếu theo danh sách của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM, có nhiều nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân, trí thức Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia như Pháp, Nhật Bản, Mỹ, Úc, Singapore... được khen thưởng.

Trong đó có: GS Vũ Minh Khương, người Việt Nam ở Singapore, giảng viên Trường chính sách công Lý Quang Diệu; TS Đỗ Văn Dũng, người Việt Nam ở Nhật Bản, nguyên Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản; ông Phan Thành, người Việt Nam ở Canada, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt kiều tại TP HCM.

Đặc biệt là ông Johnathan Hạnh Nguyễn, người Việt Nam ở Mỹ, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG).

Theo tìm hiểu, ông Johnathan Hạnh Nguyễn là sáng lập viên kiêm Chủ tịch Tập đoàn IPPG. Năm 1985, ông đã tham gia đàm phán, thúc đẩy ký kết hiệp định hàng không giữa Việt Nam với Philippines.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn có đóng góp nổi bật cho TP HCM
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, người Việt Nam ở Mỹ, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG).

Theo đó, từ năm 1984 đến năm 1985, ông Johnathan Hạnh Nguyễn trực tiếp tham gia và có vai trò quan trọng trong việc đàm phán, thúc đẩy ký kết hiệp định hàng không giữa Việt Nam với Philippines, mở tuyến bay chính thức từ (TP HCM) Việt Nam tới Manila (Philippines), đánh dấu bước ngoặc lịch sử khi mở cửa Việt Nam ra với thế giới.

Những năm 1980, đất nước còn đang chịu chính sách cấm vận của Mỹ, việc đi lại giữa Việt Nam với các nước rất hạn chế, nhất là đường bay với các nước trong khu vực, gần như chỉ có đường bay tới Bangkok, Thái Lan. Vì vậy, việc mở đường bay giữa TP HCM và Manila sẽ tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách và thúc đẩy phát triển thương mại giữa Việt Nam với Philippines.

Năm 1985, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã tham gia với nhiệm vụ đàm phán mở đường bay chính thức giữa Việt Nam với Philippines, bằng các mối quan hệ và uy tín của mình, ông đã tích cực vận động các nhà chức trách và lãnh đạo Philippines, đồng thời tích cực phối hợp với các Cơ quan Việt Nam để thúc đẩy việc mở đường bay thẳng từ TP HCM tới Philippines.

Việc mở đường bay đầu tiên cho Việt Nam từ TP HCM đến Manila vào năm 1985 mang ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, chính trị và xã hội trong bối cảnh đặc biệt của thời kỳ sau chiến tranh và quá trình mở cửa của Việt Nam.

Theo đó, đường bày này đã kết nối thương mại giữa Việt Nam và Philippines, đồng thời mở ra giai đoạn về đầu tư, hợp tác quốc tế, thúc đẩy giao lưu văn hóa, cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao vị thế quốc gia.

Sau khi mở đường bay, ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận thấy cần làm cầu nối để giúp bà con Việt kiều ở nước ngoài liên lạc với người thân ở Việt Nam và ông đã đưa ra sáng kiến đầu tiên về việc dùng hệ thống đường bay, hợp tác với hệ thống chuyển tiền của Western Union và các hệ thống ngân hàng Việt Nam, công ty xuất nhập khẩu của Nhà nước lúc bây giờ. Việc này đã giúp bà con gửi quà biếu, thuốc tây và kiều hối về cho thân nhân ở Việt Nam, giúp người dân Việt Nam cải thiện cuộc sống và giữ liên lạc với thân nhân ở khắp nơi trên thế giới.

Từ những năm 2005, ông nhận định hướng phát triển bán lẻ tại thị trường Việt Nam nên đã đầu tư mở siêu thị Miền Đông với diện tích hơn 10.000m2, được xem là siêu thị hiện đại và lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Sau đó ông đầu tư vào siêu thị Bình Dân với diện tích 5.000 m2 cung cấp hơn 25.000 mặt hàng đa dạng giá cả ổn định cho TP HCM và người dân ở các tỉnh lân cận.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã đàm phán đưa hơn 108 thương hiệu thời trang, đồng hồ nữ trang, đồ da cao cấp hàng đầu thế giới như: Rolex, BVLGARI, Versace, Dolce & Gabbana, Cartier, Bally, Ferragamo, Lancôme, Tumi, Tag Huer, Biotherm, Chanel, Nike, Banana Republic, CK, Tommy Hilfiger, GAP, … vào Việt Nam cùng đầu tư với Tập đoàn IPPG.

Việc ông Johnathan Hạnh Nguyễn tiên phong đầu tư vào hệ thống siêu thị hiện đại cho Việt Nam từ những năm 2005 đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam, hiện đại hóa ngành bán lẻ, thúc đẩy tiêu dùng và góp phần xây dựng một nền kinh tế bền vững.

Cho đến nay Tập đoàn IPPG của ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã đầu tư, cùng hợp tác đầu tư và đưa về đầu tư hơn 47 dự án, tạo công ăn việc làm cho hơn 25.000 lao động ở Việt Nam. Doanh số hàng năm bình quân của Tập đoàn IPPG đạt hơn 12.000 tỷ đồng, số tiền đóng thuế với Nhà nước ngày càng tăng cao, riêng từ năm 2014 đến năm 2024 tổng số tiền thuế mà tập đoàn đã nộp vào ngân sách Nhà nước là 15.410 tỷ đồng.

Hậu Lộc
Phiên bản di động