Cách nào để nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em?

Sáng 30/5, Tổng cục Quản lý thị trường đã khai mạc Phòng trưng bày với chủ đề “Tuần lễ nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em” tại 62 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhằm nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng về hàng thật - giả.
Nhiều hoạt động sôi nổi và ý nghĩa tại “Hội sách thiếu nhi - Hè vui khám phá” Cho em nhiều tri thức mới từ tủ sách thiếu nhi

Khó phân biệt sách thật - giả

Phòng trưng bày "Tuần lễ nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em" sẽ mở cửa từ 30/5 - 4/6/2023. Đây sẽ như một "lớp học" đại chúng, giúp người tiêu dùng trang bị kiến thức và kỹ năng nhận diện sản phẩm thật và an toàn cho con trẻ.

Bên cạnh đó, Tổng cục Quản lý thị trường mong muốn tuyên truyền văn hóa đọc sách lành mạnh tới lứa tuổi thiếu nhi và đưa ra giải pháp nhận diện sản phẩm cho các bậc phụ huynh, đặc biệt ở thời điểm sức tiêu thụ về sách, đồ chơi trẻ em tăng mạnh vào dịp Tết Thiếu nhi.

Cách nào để nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em?
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh giới thiệu và chia sẻ phương pháp nhận diện sản phẩm thật - giả

Thị trường Việt Nam trong những năm qua đã chứng kiến hàng loạt vấn nạn sản xuất, buôn bán xuất bản phẩm giả như sách giáo khoa, sách văn học..., gây ra tác động lớn tới các nhà xuất bản uy tín. Các loại sách giả, xuất bản phẩm giả sẽ gây ảnh hưởng lớn nhất tới giáo viên và học sinh. Sai sót về chính tả, font chữ, khổ sách, ký hiệu hay thiếu sót dữ liệu, không cập nhật thông tin sẽ khiến các em học sinh, những thầy cô giáo sẽ bị sai lệch.

Cách nào để nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em?
Nhiều đầu sách tâm sinh lý tuổi mới lớn cho thiếu nhi, thiếu niên bị làm giả, sai phạm trong in ấn và không đảm bảo nội dung chính xác.

Ngoài ra, chất lượng giấy in thấp và in mờ không đáp ứng quy cách kỹ thuật chuẩn có thể gây hại đến sức khỏe thể chất của học sinh, đặc biệt là thị lực. Sử dụng sách giả cũng hạn chế khả năng truy cập và sử dụng các giá trị, tư liệu và tiện ích hỗ trợ trực tuyến cho học sinh.

Bằng mắt thường, các phóng viên và người tham dự trưng bày cũng phải bó tay, khó phân biệt thật-giả giữa hai sản phẩm gần như giống hệt nhau. Ví như giữa bốn cuốn Đắc Nhân Tâm quen thuộc với nhiều bạn đọc, để tìm ra được "bản thật" sẽ rất khó đối với người mua sách thông thường. Gần như cần con mắt đánh giá của chuyên gia giám định mới có thể chú ý được những tiểu tiết rất nhỏ trên bìa sách và trong nội dung, font chữ, khung in ấn.

Cách nào để nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em?
Bài toán tìm ra cuốn sách Đắc Nhân Tâm thật trong bốn cuốn quả thật rất khó đối với người tiêu dùng thông thường
Cách nào để nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em?
Kể cả sách giáo khoa Tiếng Anh cũng bị làm giả, sai thông tin và lỗi chính tả rất nhiều.
Cách nào để nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em?
Phân biệt Thật - Giả trong lựa chọn sách cho thiếu nhi đang là bài toán nan giải với các phụ huynh

Đồ chơi giả, kém chất lượng tràn lan

Bên cạnh các sản phẩm xuất bản phẩm giả,“Tuần lễ nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em” còn trưng bày, giới thiệu đến độc giả sản phẩm đồ chơi trẻ em.

Thực tế, trên thị trường hiện nay có hàng loạt sản phẩm đồ chơi lắp ghép được phụ huynh ưa chuộng, bởi tính lành mạnh và kích thích tư duy cho thiếu nhi.

Cách nào để nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em?
Các mẫu đồ chơi giả mua tại Lương Văn Can được trưng bày đối chiếu bên cạnh sản phẩm thật

Đáng chú ý, trên các sàn thương mại điện tử Shoppee, Lazada và các "chợ" đồ chơi như Lương Văn Can, Hàng Mã, các đối tượng làm giả thương hiệu sẽ đăng bài quảng cáo các sản phẩm có mẫu mã copy tới 98% thiết kế gốc. Màu sắc và bố cục gần như giống nhau, giá lại rẻ, khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn.

Bởi vậy, để giúp người tiêu dùng dễ phân biệt, không gian phòng trưng bày đã bố trí rất nhiều mẫu vật sản phẩm cho trẻ em được loại thật - giả; đa dạng từ các đầu sách học tập, văn học, giáo dục tâm sinh lý...

Tại đây, công chúng dễ dàng thấy, các sản phẩm đồ chơi lắp ghép được nhái theo thương hiệu LEGO của Đan Mạch...

Cách nào để nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em?
Mẫu mã thiết kế bị nhái gần như 100% khiến người tiêu dùng đau đầu trong việc tìm mua hàng chính hãng

Anh Đỗ Việt Tùng - Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn LEGO tại Việt Nam cho biết, các nhà sách, cửa hàng đồ chơi không kiểm soát trên thị trường có xu hướng nhập hàng giá rẻ, phân phối từ các nhà buôn tư nhân.

"Tập đoàn LEGO đang tiến hành phối hợp với các hãng luật, cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm kiểm tra các nhà bán hàng giả, hàng vi phạm bản quyền trên thị trường. Tuy nhiên, để xử lý, tập đoàn cũng đã làm việc với Tổng cục Quản lý thị trường nhằm làm rõ quy cách xử lý sai phạm này" - anh Tùng nói.

Cách nào để nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em?
Anh Đỗ Việt Tùng - Giám đốc đối ngoại Tập đoàn LEGO tại Việt Nam chỉ ra các sai sót và hướng dẫn người tham quan nhận diện thương hiệu đồ chơi LEGO

Theo đại diện của Tổng cục Quản lý Thị trường, cách tốt nhất để tránh mua phải sách giả, đồ chơi trẻ em giả, người tiêu dùng cần nâng cao kiến thức và hãy thông thái để không tiêu thụ hàng kém chất lượng.

Tùng Linh
Phiên bản di động