Các doanh nghiệp có tâm lý trì hoãn việc thanh toán trái phiếu

Nghị định 08 của Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ cấu thời hạn trả nợ nhưng cũng tạo tâm lý trì hoãn thanh toán trái phiếu càng lâu càng tốt từ phía phát hành...
Sau chậm thanh toán 200 tỷ đồng trái phiếu, Công ty Xây dựng Hưng Phát dính án phạt Công ty thành viên Tập đoàn Bitexco không thanh toán 4.000 tỷ trái phiếu đúng hạn Bộ Chính trị yêu cầu có giải pháp cho thị trường trái phiếu, ngân hàng, chứng khoán

Trong báo cáo triển vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp 6 tháng cuối năm 2023, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, sau sự cố Vạn Thịnh Phát cuối năm 2022, hoạt động mua lại trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản diễn ra khá mạnh mẽ, nhưng đã chậm lại kể từ khi Nghị định 08/2023 của Chính phủ được ban hành.

Cụ thể, hoạt động mua lại trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản đã giảm xuống còn 24,7 nghìn tỷ đồng trong quý II/2023, từ mức cao nhất là 34,8 nghìn tỷ đồng trong quý IV/2022. Ngược lại, các doang nghiệp bất động sản hiện đang có xu hướng lựa chọn phương án hoãn thanh toán trả lãi hoặc trả nợ gốc.

"Chúng tôi cũng nhận thấy hoạt động mua lại trái phiếu ngân hàng tăng tốc trong quý II/2023, chủ yếu liên quan đến cơ cấu kỳ hạn nhằm phục vụ mục đích cho việc tăng vốn cấp 2", báo cáo nêu.

Các doanh nghiệp có tâm lý trì hoãn việc thanh toán trái phiếu
Ảnh minh họa.

Theo Công ty Chứng khoán SSI, trên thực tế, Nghị định 08/2023 về trái phiếu phát hành riêng lẻ đã tạo ra hành lang pháp lý để tổ chức phát hành có thể hoãn trái phiếu hiện tại lên đến hai năm hoặc chuyển đổi trái phiếu thành tài sản khác.

Tuy nhiên, Nghị định 08/2023 cũng tạo ra tâm lý trì hoãn việc thanh toán trái phiếu càng lâu càng tốt từ phía nhà phát hành. Theo ước tính của SSI, số tiền gốc trái phiếu đã thành công thực hiện điều chỉnh hoãn nợ gốc/điều chỉnh lãi suất hoặc chuyển đổi trái phiếu lên tới 66 nghìn tỷ đồng.

Nhóm chuyên gia của SSI đánh giá, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam dường như đã trải qua giai đoạn khó khan nhất, ít nhất trong ngắn hạn nhờ các động thái từ Chính phủ nhưng các giải pháp hiện tại mang tính ngắn hạn, thiên về hỗ trợ cho các tổ chức phát hành sẽ khó có thể ngay lập tức khôi phục được niềm tin của nhà đầu tư.

Đối với các giải pháp khôi phục niềm tin trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhóm chuyên gia của SSI nêu một số vấn đề cần lưu ý.

Thứ nhất, trong ngắn hạn, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu thêm các giải pháp để giải quyết các vấn đề đang tồn tại, chẳng hạn như xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp dựa trên khả năng thanh toán do Bộ Tài chính đánh giá hoặc ban hành các nghị định, thông tư đối với những vấn đề Thông tư 02 chưa quy định cho trái phiếu doanh nghiệp hoặc sửa đổi Nghị định 155/2020 để rút ngắn quy trình phê duyệt phát hành ra công chúng.

Theo SSI, việc nhanh chóng đưa ra danh sách xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp dựa trên khả năng thanh toán sẽ là một cách tiếp cận hợp lý nhằm phân loại các tổ chức phát hành theo rủi ro và từ đó có các cách hỗ trợ khác nhau.

Thứ hai, để khôi phục nhu cầu trái phiếu và niềm tin của nhà đầu tư cá nhân, việc định hình lại cấu trúc thị trường, giảm thiểu tỷ lệ tham gia trực tiếp của các nhà đâu tư cá nhân sẽ cần được xem xét. Trong đó, các bên tổ chức trung gian (ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ trái phiếu) sẽ cần tuân thủ các tiêu chuẩn và trách nhiệm cao hơn phân phối. Việc điều phối dòng vốn từ các nhà đầu tư cá nhân sang một kênh bảo vệ và chuyên nghiệp hơn, thay vì chỉ dựa vào một kênh phân phối đơn giản và trực tiếp như hiện tại.

Cuối cùng, theo SSI, cơ quan quản lý Nhà nước cần ban hành thêm các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện khuôn khổ về việc xử lý tài sản đảm bảo và các quy đinh về công bố vỡ nợ, cũng như các biện pháp xử lý tiếp theo.

Hậu Lộc
Phiên bản di động