Bộ GD&ĐT tổ chức tọa đàm Chat GPT - lợi ích và thách thức với giáo dục

Bộ GD&ĐT giao Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức tọa đàm "ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo - Lợi ích và thách thức đối với giáo dục".
Bộ GD&ĐT công bố 27 đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh Bộ GD&ĐT sửa đổi quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia Bộ GD&ĐT phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 8 và 11 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Tọa đàm sẽ diễn ra ngày 13/2 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn. Điều phối các phiên tọa đàm là GS.TS Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Bộ GD&ĐT tổ chức tọa đàm Chat GPT - lợi ích và thách thức với giáo dục

Tọa đàm gồm 2 phiên với chủ đề: Trí tuệ nhân tạo và tương lai giáo dục; Trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Ở phiên thứ nhất sẽ có sự tham gia của các diễn giả: TS Nguyễn Thành Nam - Nhà sáng lập FUNiXTS; TS Lê Thống Nhất - chuyên gia giáo dục; PGS.TS Tạ Hải Tùng - Hiệu trưởng Trường Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa Hà Nội); ông Phùng Việt Thắng - Phó Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam.

Phiên thứ hai sẽ có các diễn giả tham gia: GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội); Ông Nguyễn Bảo Quốc - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI, gần đây là sự ra đời của ChatGPT đã có những tác động nhất định đến giáo dục nói chung và giáo dục Việt Nam nói riêng.

Trong bối cảnh đó, Bộ GD&ĐT và ngành đã chủ động tìm hiểu và nhận thức rõ cơ hội cũng như thách thức đặt ra của ChatGPT và AI đối với giáo dục, sẽ sớm có những nghiên cứu thấu đáo và hành động phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực, phát huy hiệu quả tác động tích cực của AI nói chung và ChatGPT nói riêng trong giáo dục.

Tọa đàm "ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo - Lợi ích và thách thức đối với giáo dục" được tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các nhà quản lý giáo dục, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các học giả, các giáo viên thảo luận và chia sẻ quan điểm về ảnh hưởng của AI đến tương lai của Giáo dục.

Đồng thời, tăng cường sự hợp tác giữa các chuyên gia, giáo viên và nhà quản lý tìm ra các giải pháp cho những vấn đề về giáo dục và xây dựng kế hoạch tương lai sử dụng và ứng dụng AI.

Ngọc Minh
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động