Biến thể phụ EG.5 Omicron khiến số ca mắc COVID-19 mới trên toàn cầu tăng 80%
Thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu Thống nhất chuyển bệnh COVID-19 từ nhóm A sang B Sẽ xem xét chuyển COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B |
Theo thông tin cập nhật của Tổ chức Y tế thế giới từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, biến thể mới EG.5 của virus SARS-CoV-2 có tỷ lệ lưu hành trên toàn cầu là 17,4% trong tuần từ ngày 17 - 23/7/2023, tăng hơn 2 lần so với trong tuần từ ngày 19 - 25/6/2023.
Tổ chức Y tế thế giới đánh giá biến thể phụ EG.5 Omicron thuộc nhóm biến thể đáng quan tâm, hiện đang lây lan ở nhiều gia và có thể tạo ra làn sóng lây nhiễm mới.
Ảnh minh họa |
Ngày 5/5/2023, Tổ chức Y tế thế giới công bố dịch COVID-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu, tuy nhiên không có nghĩa không còn là mối đe dọa hay ít nguy hiểm hơn.
Để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác nhằm góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai công tác phòng chống dịch.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, cụ thể như sau: Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch; Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng... không để dịch bùng phát trở lại và hạn chế tối đa xảy ra nguy cơ dịch chồng dịch.
Các địa phương chỉ đạo tiếp tục chủ động theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn; Chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; Tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch và triển khai hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023, công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Đồng thời, các tỉnh, thành phố chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế để lấy mẫu, giải trình tự gen phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và kịp thời báo cáo về Bộ Y tế khi phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt và chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân; Thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn và triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị; Tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Hôm 9/8, hãng tin Reuters dẫn CDC Mỹ cho biết biến thể mới EG.5 của Omicron, hay còn được gọi là "Eris," hiện đang gia tăng lây lan ở Mỹ. Theo ước tính, biến thể này hiện chiếm khoảng 17% số ca mắc COVID-19 ở nước này.
Trước đó, ngày 9/8, Tổ chức Y tế thế giới thông báo cần quan tâm đến biến thể phụ EG.5 của Omicron sau khi ghi nhận sự gia tăng và mức độ lây lan rộng khắp của biến thể này. Ngoài Mỹ, một số quốc gia khác như Anh, Pháp và Nhật Bản cũng ghi nhận số ca tăng mạnh trong vài tuần qua.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến ngày 13/8, cả nước chỉ có 14 ca COVID-19 mới, tiếp tục giảm so với ngày 12/8. Hiện chỉ có 1 bệnh nhân khỏi, cả nước tiếp tục không còn ca COVID-19 nào phải thở máy. Tổng số liều vắc xin phòng COVID-19 đã được tiêm là 266.532.582 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.841.647 liều: Mũi 1 là 70.909.935 liều; Mũi 2 là 68.457.790 liều; Mũi bổ sung là 14.344.240 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 52.171.737 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.957.945 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.965.655 liều: Mũi 1 là 9.130.889 liều; Mũi 2 là 9.021.382 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.813.384 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.725.280 liều: Mũi 1 là 10.236.628 liều; Mũi 2 là 8.488.652 liều. |