Bi hài ngôi làng nằm giữa 2 nhà máy thủy điện nhưng... không có điện

Hàng chục năm qua, 78 hộ dân thuộc bản Sậy, xã Trung Thành, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) vẫn chưa được cấp điện. Mặc dù nằm giữa 2 nhà máy thủy điện nhưng người dân nơi đây vẫn sống trong cảnh “khát” điện lưới quốc gia.
Lo thiếu điện, EVN báo cáo Thủ tướng
bi hai ngoi lang nam giua 2 nha may thuy dien nhung khong co dien
Hàng chục năm qua, người dân bản Sậy (xã Trung Thành, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa) sống bên bờ sông Mã và giữa 2 nhà máy thủy điện nhưng vẫn không có điện lưới quốc gia.

Bản Sậy, xã Trung Thành, huyện miền núi Quan Hóa, nằm bên cạnh bờ sông Mã, giữa 2 nhà máy thủy điện Thành Sơn và Trung Sơn. Từ lâu, 2 nhà máy thủy điện này đã phát điện hòa vào điện lưới quốc gia. Dù cách thủy điện Thành Sơn vài trăm mét, nhưng đến nay cả bản vẫn trong tình trạng “khát” điện.

Để thoát khỏi thời kỳ “lạc hậu” bằng những chiếc đèn dầu hoa kỳ, người dân trong bản đã tự bỏ tiền túi ra mua một tua-bin cùng với hàng trăm mét dây điện về đặt ở suối Cú, lợi dụng dòng nước để phát điện. Tuy nhiên, điện cũng chập chờn và không ổn định. Ngoài ra, về mùa mưa, tua-bin thường xuyên bị cháy khiến chi phí dùng điện của người dân tăng cao.

bi hai ngoi lang nam giua 2 nha may thuy dien nhung khong co dien
Để có điện sử dụng thắp sáng, người dân phải mua tua-bin đặt ở suối để phát điện.

Ông Hà Văn Thiệp (49 tuổi) cho biết: “Để có điện sử dụng, chúng tôi dùng tua-bin nhưng điện cũng chập chờn và rất yếu, chỉ thắp sáng được bóng đèn. Ngoài ra, không sử dụng được bất kỳ thiết bị điện nào nữa cả”.

Cũng theo ông Thiệp, không có điện lưới, người dân không thể sử dụng nồi cơm điện để nấu ăn mà phải dùng bếp củi. Việc làm nhà, làm cửa, cần sử dụng máy móc thì phải dùng máy nổ để phát điện cho nên chi phí rất cao.

bi hai ngoi lang nam giua 2 nha may thuy dien nhung khong co dien
Về mùa khô, nước suối cạn thì điện của người dân lúc có, lúc không.

Còn ông Hà Văn Quỵnh kể: “Tôi sinh ra và lớn lên ở bản. Gần 60 năm qua, cả bản vẫn chưa có điện lưới để sử dụng. Tôi cũng như mọi người dân trong bản mong muốn có điện lâu lắm rồi nhưng đến nay vẫn chưa được”.

Không có điện lưới, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, dường như dậm chân tại chỗ. Không nắm bắt được thông tin, đặc biệt là chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Người dân trở nên lạc hậu so với những địa phương khác trong thời kỳ 4.0, đặc biệt là đối tượng học sinh.

bi hai ngoi lang nam giua 2 nha may thuy dien nhung khong co dien
Mặc dù vậy, điện từ tua-bin cũng chập chờn và yếu, không đủ ánh sáng.

Ông Hà Văn Lân, trưởng bản Sậy, cho biết: “Bản được thành lập từ năm 1935, đến nay có 78 hộ dân sinh sống nhưng vẫn chưa có điện lưới quốc gia để sử dụng, mặc dù bản nằm giữa 2 nhà máy thủy điện đã hòa vào điện lưới quốc gia”.

“Năm 2010, bản đã có quy hoạch để kéo điện nhưng không hiểu lý do vì sao đến nay vẫn chưa được cấp điện và cũng không có hồi âm. Người dân chúng tôi cũng đã kiến nghị nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa có điện”, ông Lân nói tiếp.

bi hai ngoi lang nam giua 2 nha may thuy dien nhung khong co dien
Trưởng bản Hà Văn Lân cũng như người dân mong muốn bản sớm có điện lưới quốc gia để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Mong muốn của trưởng bản, của ông Quynh cũng là mong muốn chính đáng của gần 80 hộ dân nơi đây, muốn được phủ sóng lưới điện để mở mang hiểu biết, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Ông Ngô Sĩ Tâm, Chánh Văn phòng UBND huyện Quan Hóa cho biết cử tri huyện Quan Hóa đã đề nghị tiếp tục đầu tư xây dựng đường điện lưới quốc gia đối với 8 bản chưa có điện trên toàn huyện. Lộ trình trong năm 2020 sẽ có 4 bản là bản Bâu, bản Nót (xã Nam Động); bản Pượn (xã Trung Sơn) và bản Yên (xã Hiền Chung) đã được quy hoạch kéo điện.

bi hai ngoi lang nam giua 2 nha may thuy dien nhung khong co dien
Dù chỉ cách nhà máy thủy điện Thành Sơn vài trăm mét dọc theo sông Mã nhưng bản Sậy vẫn chưa một lần có điện lưới.

Như vậy, trong năm nay, 78 hộ dân bản Sậy vẫn phải nấu cơm bằng bếp củi, vẫn dùng thứ ánh sáng chập chờn của tua-bin ngoài suối. Đặc biệt là vẫn “mù tịt” thông tin với thế giới bên ngoài.

Nguồn: VietNamNet
infonet.vietnamnet.vn
Phiên bản di động