Bất chấp nguy cơ bị cấm, TikTok từ chối ra điều trần trước quốc hội Mỹ

Ban giám đốc TikTok đã quyết định không tham dự phiên điều trần do thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley tổ chức, dự kiến diễn ra ngày 5/11.    
Mỹ mở cuộc điều tra ứng dụng Trung Quốc TikTok Ứng dụng TikTok chính thức bị cấm tại Ấn Độ sau trò chơi PUBG

Phiên điều trần do thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley tổ chức, dự kiến diễn ra ngày 5/11, nhằm làm rõ mối lo ngại về tính riêng tư và bảo mật xuất phát từ các quy định nghiêm ngặt do Trung Quốc đặt ra để kiểm duyệt thông tin và sử dụng dữ liệu người dùng ứng dụng TikTok.

Tuy nhiên, ban giám đốc TikTok đã quyết định không tham dự phiên điều trần này. TikTok và công ty mẹ ByteDance không đưa ra bình luận. Trong khi đó, người phát ngôn của thượng nghị sĩ Hawley cũng từ chối bình luận.

Ứng dụng TikTok do công ty Trung Quốc ByteDance sở hữu có khoảng 500 triệu người sử dụng khắp thế giới, trong đó 110 triệu người ở Mỹ, được coi là một ''hiện tượng mạng xã hội'' khi cho phép người dùng tạo và chia sẻ các video ngắn với các hiệu ứng đặc biệt.

bat chap nguy co bi cam tiktok tu choi ra dieu tran truoc quoc hoi my
Chính phủ Mỹ đã mở một cuộc đánh giá nguy cơ an ninh quốc gia đối với chủ sở hữu ứng dụng TikTok.

Ứng dụng đến từ Trung Quốc này đang gặp phải không ít rắc rối về pháp lý trên toàn cầu và đang bị cấm tại nhiều quốc gia như Bangladesh, Indonesia… với nhiều lý do khác nhau.

Google và Apple cũng từng phải gỡ TikTok ra khỏi kho ứng dụng của mình tại Ấn Độ vào tháng 4/2019, sau khi toà án tối cao nước này đưa ra lệnh cấm với lý do ứng dụng này khiến nhiều người Ấn Độ tiếp cận với những nội dung không lành mạnh trong khi đó trẻ em lại có thể bị tội phạm tình dục nhòm ngó.

Theo Reuters, Chính phủ Mỹ đã mở một cuộc đánh giá nguy cơ an ninh quốc gia đối với chủ sở hữu ứng dụng TikTok, Bắc Kinh ByteDance, trong thương vụ mua lại trị giá 1 tỷ USD ứng dụng truyền thông xã hội Musical.ly của Mỹ.

Mặc dù thương vụ trên đã được hoàn tất từ hai năm trước, song các thượng nghị sĩ Mỹ vẫn kêu gọi tình báo nước này xem xét các rủi ro an ninh đến từ "TikTok và các nền tảng nội dung khác có trụ sở tại Trung Quốc đang hoạt động ở Mỹ".

Theo đó, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) - cơ quan xem xét các thỏa thuận của các bên mua nước ngoài về các rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn - đã bắt đầu xem xét hợp đồng thương vụ ByteDance mua lại Music.ly.

Đại diện của TikTok khẳng định công ty hoạt động độc lập với chính phủ Trung Quốc, dữ liệu người dùng Mỹ được lưu trữ tại Mỹ và khẳng định không có ưu tiên nào cao hơn việc chiếm được lòng tin của người sử dụng và cơ quan quản lý tại Mỹ.

Thanh Thắng
Phiên bản di động