Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”
Thị trấn khai thác mỏ nhộn nhịp Wittenoom ở vùng Pilbara, Australia giờ đây chỉ là “thị trấn ma”. Tháng 5/2022, những cư dân cuối cùng buộc phải rời đi vì lo ngại về an toàn đã ở mức quá nghiêm trọng.
Từng là nơi rất nhộn nhịp…
Khoảng 80 năm trước, một loại khoáng chất là blue asbestos (hay a-mi-ăng xanh) được tìm thấy tại Wittenoom kéo theo sự phát triển những mỏ khai khoáng, đồng thời hình thành một thị trấn hỗ trợ công việc khai thác.
30 năm sau đó, thị trấn Wittenoom là nơi duy nhất ở Australia cung cấp a-mi-ăng xanh với trữ lượng tới 161.000 tấn.
Wittenoom từng là thị trấn mỏ đông đúc (Ảnh: The Sun) |
Hàng nghìn tấn a-mi-ăng được sử dụng trong các tàu chiến để chạy động cơ và tuabin hơi nước. A-mi-ăng cũng được dùng ở xe tăng, máy bay, mũ bảo hiểm và làm các tấm lọc cho mặt nạ khí gas. Thậm chí trước chiến tranh, khoáng chất độc hại này còn phổ biến hơn.
Vì có thể giảm thiểu các tác động của nhiệt độ cao, cháy nổ, điện hay hóa học, đồng thời với chi phí vừa phải mà a-mi-ăng phù hợp dùng trong các công trình, vật liệu cách điện.
Khi việc khai thác a-mi-ăng xanh dần trở nên phát triển và trở thành một ngành công nghiệp bùng nổ, hàng nghìn gia đình đã đổ xô đến khu vực này để làm việc. Ước tính có 20.000 người từng sống và làm việc tại Wittenoom trong thời gian nơi đây còn là thị trấn mỏ.
Tuy nhiên, a-mi-ăng là một loại khoáng chất cực độc hại. Những xơ mỏng cấu thành nên a-mi-ăng được kết hợp từ hàng triệu sợi nhỏ khác dễ bị phát tán trong không trung như bụi.
Khi con người hít phải, những sợi này sẽ tồn tại ở phổi hàng năm trời, gây ra các bệnh về phổi, giảm khả năng hít thở của con người và cuối cùng là tạo thành một loại bệnh ung thư không thể chữa trị được.
Một trận chơi golf trên sân cỏ làm từ chất thải a-mi-ăng, ở Wittenoom năm 1961 (Ảnh: NYT) |
Nó là nguyên nhân khiến hơn 2.000 công nhân và người dân tại đây thiệt mạng. Điều này cũng buộc các mỏ a-mi-ăng phải đóng cửa vào năm 1996. Giống Chernobyl - nơi bị ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng sau thảm họa hạt nhân những năm 1980, đến tận ngày nay không khí ở Wittenoom vẫn còn ô nhiễm và độc hại.
… trở thành “thị trấn ma”
Chính quyền Australia lo lắng về thảm họa tương tự như Chernobyl đến mức họ phá bỏ bất cứ thứ gì có thể hướng mọi người đến nơi nguy hiểm này. Wittenoom đã bị gỡ bỏ khỏi tất cả các bản đồ trong nước.
Tại thị trấn, các biển báo đường bộ bị tháo và thay bằng biển cảnh báo nhằm ngăn cản mọi người đến thăm. Tất cả các con đường dẫn đến Wittenoom đều đã bị phong tỏa và không một dấu vết nào có thể được nhìn thấy ở Australia về thị trấn chết chóc này. Ngoài ra, chính phủ còn phá dỡ các tòa nhà và niêm phong các mỏ, ngắt kết nối với lưới điện quốc gia.
Nước này đã đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng rằng việc tiếp xúc với chỉ một sợi a-mi-ăng có thể gây tử vong và tuyên bố thị trấn sẽ không bao giờ an toàn cho bất kỳ con người nào sinh sống nữa.
Tháng 12/2006, chính quyền Tây Australia tuyên bố chính thức xóa sổ thị trấn Wittenoom. Kể từ đó thị trấn đã phải đóng cửa hoàn toàn dù người dân phản đối việc bị cưỡng chế di dời.
Hiện nay, Wittenoom đã bị gạch tên khỏi bản đồ khu vực và ngắt kết nối với lưới điện trong vùng (Ảnh: The Sun) |
Bất chấp những cảnh báo về hiểm họa sức khỏe, một số người dân địa phương vẫn quyết định ở lại thị trấn này. Theo báo cáo, khoảng 6 người vẫn còn ở thị trấn vào năm 2015, sau đó còn 4 người vào năm 2016 và 2 người vào năm 2020. Đến năm 2022, thị trấn này hoàn toàn vắng bóng người.
Bà Lorraine Thomas là phụ nữ cuối cùng bám trụ ở Wittenoom và ở lại rất lâu vì cảm thấy cả cuộc đời mình đã gửi gắm ở đó. Chồng bà cũng được chôn trong nghĩa trang tại thị trấn này.
Nguy hiểm là thế nhưng hiện tại, Wittennoom bất ngờ trở thành điểm thu hút nhiều khách du lịch thích khám phá, bất chấp những cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe. Họ đến đây chỉ để chụp ảnh với những công trình bị bỏ hoang như quán cà phê, cửa hàng đá quý, xe hơi...
Một số hình ảnh khác cho thấy nhiều gia đình còn tới đây nghỉ mát, cắm trại, bơi lội dưới hồ nước.
Giới chức Australia cho biết, một lượng lớn a-mi-ăng vẫn lơ lửng trong không khí tại Wittenoom và “thị trấn ma” này không an toàn để du khách ghé thăm.
Sự suy tàn của thời đại “daigou” ở Australia Thuật ngữ "daigou" dùng để nói về những người hay “săn” các sản phẩm hot ở nước ngoài hoặc sản phẩm tại các cửa hàng ... |
Australia: Tăng mức tiền tiết kiệm mà du học sinh cần có để nhận được visa du học Theo đó, kể từ ngày 1/10, sinh viên quốc tế cần có khoản tiền tiết kiệm là 24.505 AUD (khoảng 15.693 USD), tăng 17% so ... |
Australia: Sinh viên quốc tế chỉ được làm thêm tối đa 24 giờ/tuần Kể từ tháng 7 này, sinh viên quốc tế tại Australia bị giới hạn mỗi tuần chỉ được làm việc tối đa 24 giờ, trừ ... |