Bảo vệ môi trường ven sông: Bắc Ninh gặp khó với những sai phạm cũ

Dù đã tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý, Bắc Ninh vẫn gặp khó do chưa có hướng cụ thể để giải quyết những vi phạm “tồn tại” trong nhiều năm qua. Biện pháp điển hình nhất hiện nay chỉ có thể là ngăn chặn sai phạm mới phát sinh…
Bắc Ninh: Phát hiện thêm hàng loạt công trình trái phép của công ty nước ngoài Bắc Ninh: Công ty TNHH An Phúc hoạt động sai phép, tàn phá bờ đê sông Đuống Bắc Ninh: Mặt đê xuống cấp vì bị “cày xới” bởi hoạt động bến bãi và trạm trộn bê tông

Tỉnh Bắc Ninh có 3 tuyến sông chảy qua với tổng chiều dài 127km, đây là lợi thế để phát triển kinh tế từ giao thông đường thủy. Tuy nhiên, cũng từ lợi thế đó đã phát sinh ra không ít hoạt động bến bãi, trạm trộn, vận tải làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường ven sông.

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội.

bao ve moi truong ven song bac ninh gap kho voi nhung sai pham cu
Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0 - 1,2km/km2 (theo số liệu của Đài KTTV Bắc Bộ) với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.

Trước sự phát triển của Kinh tế - Xã hội, năm 2018, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 230 về việc phê duyệt quy hoạch khu vực khai thác, tập kết cát, sỏi lòng sông và vật liệu xây dựng trên địa bàn 6 huyện là Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài và thành Phố Bắc Ninh. Từ đó tới nay, tại 65 khu vực được quy hoạch này đã có 129 điểm tập kết cát sỏi được mọc lên, trong đó có 40 điểm có quyết định giao đất, cho thuê đất.

bao ve moi truong ven song bac ninh gap kho voi nhung sai pham cu
129 điểm tập kết cát sỏi được mọc lên, trong đó có 40 điểm có quyết định giao đất, cho thuê đất.

Cũng từ khi các điểm tập kết cát sỏi mọc lên, không ít hoạt động đi theo như nạo hút cát, sỏi, vận tải, trạm trộn bê tông cũng cứ thế ra đời. Hậu quả là môi trường bị hủy hoại, đất đai bị biến dạng, để điều bị phá nát…

Những ghi nhận của phóng viên vào tháng 4/2020, dọc ven đê sông Đuống chạy qua các huyện Tiên Du, Quế Võ, Lương Tài… đang diễn ra tình trạng lấn chiếu đê điều, xây dựng, hoạt động sai phép của hàng loạt trạm trộn bê tông thương phẩm.

bao ve moi truong ven song bac ninh gap kho voi nhung sai pham cu
Công ty TNHH An Phúc hoạt động sai phép, tàn phá bờ đê sông Đuống

“Thủ phủ sai phạm” có thể nói là huyện Tiên Du, với 21 điểm tập kết (7 điểm đã có quyết định giao đất, cho thuê đất) cát, sỏi và vật liệu xây dựng của 16 công ty, 3 cá nhân, 1 HTX và 1 xí nghiệp.

Nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên trước hết là do trách nhiệm quản lý của địa phương, tiếp đó có thể nói đến ý thức cũng như sự hiểu biết về quy định của nhiều doanh nghiệp còn thấp.

bao ve moi truong ven song bac ninh gap kho voi nhung sai pham cu
Hoạt đông của những trạm trộn bê tông ven sông làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.

Ông T.V.G - Giám đốc của một công ty có điểm tập kết vật liệu xây dựng ven sông Đuống cho biết: “Mới đây chúng tôi bị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh có văn bản yêu cầu phải tháo dỡ những công trình sai phạm ven sông. Nguyên nhân dẫn đến việc chúng tôi xây dựng một số công trình (rào chắn, nhà điều hành…) là chưa hiểu rõ hết quy định của pháp luật về Luật đê điều và xây dựng”.

Ông G. cho rằng chỉ cần được UBND tỉnh Bắc Ninh cho thuê đất, trong quy hoạch cũng đã có đầy đủ nội dung được xây dựng các công trình nên không cần phải xin giấy phép khác liên quan đến xây dựng và đê điều. Chính vì cách hiểu này đã khiến một số công trình sai phạm mọc lên tại ven sông gây ảnh hưởng tới đất đai, môi trường.

bao ve moi truong ven song bac ninh gap kho voi nhung sai pham cu
bao ve moi truong ven song bac ninh gap kho voi nhung sai pham cu
bao ve moi truong ven song bac ninh gap kho voi nhung sai pham cu
Mặt đê bị vỡ nát, xuống cấp do hoạt động của xe tải.

Đối với chính quyền tỉnh Bắc Ninh, mặc dù chủ tịch UBND tỉnh đã có những chỉ đạo sát sao, thành lập Tổ công tác đôn đốc xử lý vi phạm đê điều và thủy lợi để phối hợp với chính quyền cơ sở tiến hành xử lý các vi phạm trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi cho người dân; phát huy vai trò quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp ngay từ khi mới phát sinh...

Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa đơn vị nào có hướng cụ thể để giải quyết những vi phạm “tồn tại” trong nhiều năm qua. Biện pháp điển hình nhất hiện nay chỉ có thể là ngăn chặn sai phạm mới phát sinh…

Để không xảy ra những vi phạm mới, Bắc Ninh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Luật Đê điều, Luật Thủy lợi cho nhân dân; gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác xử lý vi phạm, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm mới phát sinh. Riêng các trường hợp vi phạm nhiều lần, phối hợp với cơ quan công an lập hồ sơ xử lý theo luật định.

Quang Chương
Phiên bản di động