Trường THPT dân lập tại Hà Nội:

Bài 3: Nhiều trường không đáp ứng được tiêu chí về cơ sở vật chất theo quy định

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có công văn trả lời Báo Tuổi trẻ Thủ đô về việc cơ sở vật chất tại một số trường THPT dân lập có đáp ứng theo Thông tư 13/2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo hay không?
Trường THPT dân lập tại Hà Nội - Bài 2: Học sinh và phụ huynh nói gì? Trường THPT dân lập tại Hà Nội - Bài 1: Không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định

Phản hồi không rõ ràng

Cụ thể, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội căn cứ vào Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26/5/2020 quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường THPT có nhiều cấp học để giải thích về một số nội dung báo Tuổi trẻ Thủ đô đăng tải. Thông tư có hiệu lực từ ngày 11/7/2020.

Trường THPT dân lập tại Hà Nội - Bài 3: Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tại Điều 25 - Xử lý chuyển tiếp của Thông tư 13/2020 quy định: Đối với các cơ sở giáo dục đã được đánh giá tiêu chuẩn cơ sở vật chất khi công nhận đạt chất lượng giáo dục, công nhận đạt chuẩn quốc gia trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục theo cấp độ, mức độ đã được công nhận.

Đến thời điểm thông tư này có hiệu lực, thực hiện đánh giá tiêu chuẩn cơ sở vật chất khi công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận đạt chuẩn quốc gia theo quy định và các văn bản có liên quan khác.

Sở Giáo dục và Đạo tạo Hà Nội thông tin, đối với tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phân cấp thẩm quyền ban hành trước ngày thông tư này có hiệu lực thi hành, đảm bảo phù hợp với quy định này thì tiếp tục thực hiện. Trường hợp không phù hợp với quy định thì tiến hành rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Đối với dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp công trình sự nghiệp của các cơ sở giáo dục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định trước ngày thông tư có hiệu lực thì không xác định lại tiêu chuẩn, định mức theo quy định này.

Bài 3: Nhiều trường không đáp ứng được tiêu chí về cơ sở vật chất theo quy định
Sân chơi của trường THPT Phùng Khắc Khoan chỉ đủ cho một lớp học

Trên đây nguyên văn nội dung trả lời của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đối liên quan tới cơ sở vật chất của một số trường THPH dân lập trên địa bàn thành phố Hà Nội không đảm bảo điều kiện dạy và học cũng như phát triển thể chất cho học sinh được báo Tuổi trẻ Thủ đô đăng tải trên 2 kỳ báo.

Trước việc nhiều trường THPT không đảm bảo như THPT Phùng Khắc Khoan, THPT Nguyễn Du, THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Phan Bội Châu... không đảm bảo một số tiêu chí về cơ sở vật chất theo quy định, việc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội viện dẫn Điều 25 của Thông tư 13/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ trả lời chung chung khiến dư luận, học sinh và phụ huynh rất thất vọng khi họ đang rất mong chờ sự vào cuộc của đơn vị chức năng để con em có được môi trường đào tạo tốt nhất, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho con em mình.

"Tôi đã đọc công văn trả lời của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, có thể thấy vai trò quản lý, trách nhiệm với giáo viên, học sinh, phụ huynh cũng như sự thượng tôn pháp luật tại đơn vị vày với các cơ sở giáo dục hệ THPT dân lập không được xem xét một cách đúng đắn và chuẩn mực" - Luật sư Nguyễn Thanh Phương (Công ty luật Tâm Minh, Đoàn Luật sư Hà Nội) khi được hỏi về vấn đề này.

Nhiều trường THPT ngoài công lập không đảm bảo quy định

Trước đó, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh về việc nhiều trường THPT dân lập tại Hà Nội không đáp ứng được tiêu chí về cơ sở vật chất theo quy định, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục cho học sinh.

Theo khảo sát của phóng viên tại các trường THPT hệ dân lập như THPT Phùng Khắc Khoan, THPT Nguyễn Du, THPT Phan Bội Châu, THPT Huỳnh Thúc Kháng hầu hết không đảm bảo tiêu chí theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tại trường THPT Phùng Khắc Khoan (địa chỉ tại 85 Lương Định Của, Đống Đa) nằm trong diện tích khoảng 2.700m2 của Công ty CP đầu tư y tế và giáo dục Việt Nam cùng với hoạt động của ngân hàng BIDV. Đặc biệt, với hơn 400 học sinh của trường thì diện tích này không đảm bảo đủ theo quy định 10m2/học sinh.

Không những thế, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại 85 Lương Định Của thì mục đích là để làm văn phòng làm việc và phục vụ sản xuất nhưng phía trường THPT Phùng Khắc Khoan lại làm nơi dạy học.

Ghi nhận của phóng viên, diện tích sân chơi và phòng học tập của học sinh, diện tích phòng thư viện nhỏ hẹp khiến cho nhiều học sinh khó khăn trong việc phát triển toàn diện.

Còn tại trường THPT Phan Bội Châu (địa chỉ tại 21 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân) không đảm bảo đủ có diện tích theo quy định 10m2/học sinh và không có sân vui chơi, thể dục, thể thao dành cho học sinh.

Bài 3: Nhiều trường không đáp ứng được tiêu chí về cơ sở vật chất theo quy định
Hai trường THPT cùng có một địa điểm đào tạo

Tại trường THPT Phan Bội Châu lấy nhà dân với độ cao 7 tầng với các phòng chật hẹp, không đầy đủ hạng mục theo quy định để làm trường học, trong khi đó, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo độ cao sử dụng cho học tập không quá 4 tầng.

Còn tại trường THPT Nguyễn Du và THPT Huỳnh Thúc Kháng lại có trùng một địa chỉ là 131 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) không đảm bảo đúng theo quy định về khoảng cách giữa các trường THPT. Đồng thời, cơ sở vật chất của trường THPT Nguyễn Du cũng không đảm bảo, về sân chơi, phòng học nhỏ hẹp, không có các phòng hỗ trợ học tập hay sân chơi, tập thể dục…

Ngoài ra, dọc tuyến đường Vũ Trọng Phụng chỉ chưa đầy 1 km nhưng lại có tới 3 trường THPT dân lập nằm sát nhau gồm Trường THPT Nguyễn Tất Thành, THPT Hoàng Mai và THPT Phan Bội Châu.

Việc không đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất của nhiều trường THPT ngoài công lập khiến cho nhiều học sinh, phụ huynh phàn nàn, bất lực và mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc để đảm bảo cho học sinh có điều kiện học tốt nhất./.

Đức Mậu
Phiên bản di động