Bài 1: Thiết kế không gian phát triển, kiến tạo hệ sinh thái công bằng
Quốc hội quyết cơ chế đặc thù phát triển kinh tế tư nhân ngay tuần này |
Tạo tiền đề cho khu vực tư nhân cất cánh
Ngày 4/5/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đã chỉ rõ và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm xóa bỏ tình trạng chồng chéo trong quy định pháp luật, cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, và tạo lập sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp.
Đặc biệt, Nghị quyết 68 cũng xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ phân tầng theo quy mô doanh nghiệp. Nhờ đó, các doanh nghiệp tư nhân - từ nhỏ đến lớn - từng bước được tiếp cận tốt hơn với nguồn lực, thị trường và cơ hội tăng trưởng, tạo tiền đề để khu vực này thực sự cất cánh, trở thành động lực chủ lực trong phát triển kinh tế đất nước.
![]() |
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN. |
Đến ngày 11/5/2025, bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đăng trên các cơ quan báo chí có thể xem là một cột mốc quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Tổng Bí thư dẫn lại tư tưởng của Lenin trong Chính sách Kinh tế mới (NEP), khi lãnh tụ cách mạng Nga chủ động khôi phục các yếu tố thị trường và kinh tế tư nhân để khôi phục nền kinh tế hậu chiến. Lenin từng nói rõ: "Chúng ta không phủ nhận chủ nghĩa tư bản Nhà nước… mà sử dụng nó như một phương tiện để chuyển sang chủ nghĩa xã hội".
![]() |
Thủ đô Hà Nội |
Tổng Bí thư vận dụng tinh thần ấy một cách nhuần nhuyễn và hiện đại: Sở hữu tư nhân, nếu được dẫn dắt đúng thể chế và kiểm soát quyền lực hiệu quả, sẽ không cản trở tiến trình CNXH mà ngược lại – có thể tăng tốc tiến trình đó thông qua tăng trưởng, đổi mới và nâng cao đời sống nhân dân.
Đây là một bước tiến rất quan trọng trong tư duy lý luận. Cùng với Nghị quyết 68, nó giúp hóa giải định kiến kéo dài nhiều thập kỷ về sự đối lập giữa CNXH và kinh tế tư nhân, đồng thời tạo nên nền tảng vững chắc cho chính sách phát triển hiện nay.
Bài viết của Tổng Bí thư không chỉ làm rõ về mặt lý luận, mà còn chỉ rõ mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế tư nhân và hiện thực hóa các giá trị cốt lõi của CNXH.
Một xã hội "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" không thể được tạo lập nếu thiếu động lực tăng trưởng, thiếu việc làm, thiếu nguồn lực cho giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp trên 51% GDP, hơn 82% việc làm và ngày càng vươn ra quốc tế. Tư nhân – nếu được khơi thông và bảo vệ – chính là nguồn lực thực tiễn lớn nhất để kiến tạo một xã hội hài hòa và công bằng theo đúng tinh thần CNXH Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên, Tổng Bí thư khẳng định: "Đảng và Nhà nước không đứng ngoài kinh tế, mà phải chủ động thiết kế không gian phát triển, kiến tạo hệ sinh thái công bằng, bảo vệ các giá trị nền tảng của thị trường".
Kiến tạo hệ sinh thái công bằng
Điểm mới nổi bật, mang tính đột phá sâu sắc của Nghị quyết 68 chính là sự thay đổi căn bản trong nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân.
Nếu trước đây, khu vực này thường được nhắc đến như một “thành phần” quan trọng, thì nay, Nghị quyết đã khẳng định một cách mạnh mẽ: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Sự chuyển đổi mang tính bước ngoặt này không chỉ là sự thay đổi về mặt ngôn từ, mà còn là sự thay đổi sâu sắc trong tư duy chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh mới.
![]() |
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ đại diện doanh nghiệp (Ảnh: VOV) |
Trao đổi với phóng viên Báo Tuổi trẻ thủ đô, đồng chí Phạm Thanh Học, nguyên Phó Ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nhận định: Điểm mới nổi bật, mang tính đột phá sâu sắc của Nghị quyết 68 chính là sự thay đổi căn bản trong nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân.
Khu vực kinh tế tư nhân được chính thức thừa nhận tại Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12/1986, nhưng trong rất nhiều năm, vẫn bị xem là một bộ phận hỗ trợ và gặp không ít trở ngại trong quá trình gia nhập thị trường. Tới Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII thì khu vực này được nhắc đến như một “thành phần” quan trọng của nền kinh tế, được tạo điều kiện phát triển. Nhận thức về kinh tế tư nhân như vậy, có sự cải thiện theo tiến trình phát triển của nền kinh tế và đất nước.
Nhưng Nghị quyết 68 đã đưa tới bước chuyển có tính đột phá đối với kinh tế tư nhân. Lần đầu tiên, Đảng ta khẳng định kinh tế tư nhân là một trong những trụ cột quan trọng nhất của nền kinh tế. Sự chuyển đổi mang tính bước ngoặt này không chỉ là sự thay đổi về mặt ngôn từ, mà còn là sự thay đổi sâu sắc trong tư duy chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh mới.
Sau gần 40 năm Đổi Mới, đặc biệt là giai đoạn đất nước mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng, kinh tế tư nhân Việt Nam đã trỗi dậy mạnh mẽ. Từ chỗ chỉ là một thành phần kinh tế nhỏ bé, kinh tế tư nhân đã không ngừng lớn mạnh về số lượng, quy mô và chất lượng, đóng góp ngày càng lớn vào GDP, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
![]() |
Ông Đỗ Quang Hiển, Nhà sáng lập, Chủ tịch UBCL Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB trao ủng hộ 20 tỷ đồng cho Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. |
Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất xây dựng một mô hình phát triển bao trùm cho hệ thống doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh sự bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI ở ba khía cạnh: Cơ hội tiếp cận nguồn lực, khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối kết quả đầu ra.
Mô hình phát triển bao trùm cũng được định vị rõ mục tiêu: Bảo đảm cơ hội ngang nhau cho các loại hình doanh nghiệp về tiếp cận vốn, đất, kỹ thuật và thị trường, đồng thời được phân phối thu nhập một cách công bằng theo năng lực và đóng góp.
Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành được xem là bước tiến quan trọng trong quá trình tháo gỡ những rào cản thể chế vốn đang kìm hãm sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Nghị quyết đã chỉ rõ và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm xóa bỏ tình trạng chồng chéo trong quy định pháp luật, cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, và tạo lập sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp.
Đặc biệt, Nghị quyết 68 cũng xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ phân tầng theo quy mô doanh nghiệp. Nhờ đó, các doanh nghiệp tư nhân - từ nhỏ đến lớn - từng bước được tiếp cận tốt hơn với nguồn lực, thị trường và cơ hội tăng trưởng, tạo tiền đề để khu vực này thực sự cất cánh, trở thành động lực chủ lực trong phát triển kinh tế đất nước.
Theo đó, các điều kiện để mô hình vận hành thành công bao gồm: Tăng trưởng thu nhập cao của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, có chính sách sử dụng công bằng nguồn lực, và hoàn thiện thể chế phát triển bao trùm.
Để hiện thực hóa điều này, một loạt chính sách hỗ trợ riêng cho từng nhóm doanh nghiệp đã được đề xuất. Với các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, Nhà nước cần có chiến lược hỗ trợ để hình thành và phát triển các tập đoàn tư nhân đủ mạnh, từ đó dẫn dắt chuỗi cung ứng và đổi mới trong toàn hệ thống. Với doanh nghiệp vừa, cần có chính sách khuyến khích mở rộng quy mô, đầu tư công nghệ và nâng cao năng suất.
Với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cần hỗ trợ kỹ thuật, thủ tục pháp lý, đồng thời giảm thiểu các rào cản gia nhập thị trường. Riêng với hộ kinh doanh - nhóm chiếm tỷ lệ rất lớn trong nền kinh tế phi chính thức, cần có lộ trình chuyển đổi phù hợp, đi kèm hỗ trợ kỹ năng và tiếp cận tài chính.
Đáng chú ý, nhóm chuyên gia cũng khuyến nghị phải trả lại các hiệp hội doanh nghiệp về đúng vai trò và cộng đồng doanh nghiệp tương ứng. Các hiệp hội này cần được tổ chức và điều hành bởi chính các doanh nhân tâm huyết và có năng lực, thay vì mang nặng tính hành chính hoặc “danh nghĩa cho có”. Cần đưa hoạt động hiệp hội về đúng quỹ đạo thị trường, để chúng thực sự là lực đẩy hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển.
Đồng thời, việc chuyển nhanh các hiệp hội doanh nghiệp mang tính địa phương sang tầm cỡ vùng cũng là yêu cầu cấp thiết. Các ranh giới hành chính không nên là rào cản của mối quan hệ kinh tế. Từng hiệp hội cần được xác lập dựa trên sự thống nhất nội tại v bnb8;b;i ih o; vgề ngành nghề, không gian kinh tế, khả năng liên kết thay vì đơn thuần dựa trên đơn vị hành chính.
Tựu trung, nếu không có một chính sách mang tính thiết kế tổng thể, phân tầng đúng mức, đảm bảo công bằng trong tiếp cận, hoạt động và phân phối kết quả, khu vực kinh tế tư nhân sẽ vẫn chỉ là lực lượng được kỳ vọng mà không thể bứt phá. Và sẽ là một nghịch lý nếu cứ hô hào “tư nhân là động lực tăng trưởng” mà lại để động lực ấy loay hoay trong một hệ thống không đủ bao trùm để cất cánh.
Còn tiếp...