Anh “cà thọt” thành tỷ phú nhờ nuôi heo rừng dưới chân núi Bà Nà

Cầm trong tay số tiền hơn 100 triệu đồng, anh Trần Đức Quốc (SN 1978, ngụ xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) lặn lội vào tận miền Nam để mua heo rừng về nuôi và hiện đã trở thành một nông dân tỷ phú. 
Vụ người dân Đà Nẵng than trời vì ô nhiễm: Đơn vị thi công và BQL Dự án nói gì? Mâu thuẫn chuyện tình cảm, nam thanh niên ở Đà Nẵng nhảy cầu tự tử Đà Nẵng: Cháy lớn suốt 5 giờ khiến 3 hecta rừng giáp ranh bị thiêu rụi Phòng CSMT Đà Nẵng vào cuộc kiểm tra vụ người dân than trời vì ô nhiễm Đà Nẵng: Người dân than trời vì ô nhiễm và không có nước sạch
anh ca thot thanh ty phu nho nuoi heo rung duoi chan nui ba na
Anh Quốc đã trở thành tỷ phú từ nuôi heo rừng Thái Lan

Anh Quốc kể, sau 4 năm ra vào với công việc làm nhân viên ngân hàng tại Đà Nẵng; đồng lương vốn đã ít ỏi trong khi giá cả sinh hoạt ngày càng leo thang, anh Quốc lúc này đã tìm hướng đi riêng từ giống heo rừng Thái Lan.

Cuối năm 2005, giống heo rừng từ Thái Lan được người dân nhập qua cửa khẩu An Giang về vùng Bình Dương, Đồng Nai để nuôi rất nhiều. Do thấy lạ nên anh Quốc "đánh liều" khi yêu cầu gia đình bán đất và vay thêm các khoản khác.

Cầm trong tay hơn 100 triệu đồng, anh Quốc lặn lội vào tận miền Nam để mua heo rừng về nuôi. "Lúc ấy, ai cũng nói tôi có vấn đề" - anh Quốc nhớ lại và cho rằng mình đã quá liều khi cầm số tiền lớn thử sức với loại hình chăn nuôi quá mới mẻ.

100 triệu đồng vay mượn khắp nơi lúc ấy phút chốc biến thành vài chuồng nuôi heo lụp xụp chỉ rộng vỏn vẹn 16 m² với hơn 20 con heo rừng được chính tay anh "ẵm" từ miền Nam về đến vùng đồi núi Hòa Ninh đầy lau lách.

Sau 2 năm lận đận vì heo chết liên tục do dịch bệnh, trong khi nguồn thức ăn vẫn không bảo đảm và chưa phù hợp để heo trưởng thành, kháng bệnh, anh Quốc quyết định tự đi học "bác sĩ" thú y lẫn tìm cách pha chế bột cám lên men. Đến năm 2008, đàn heo lớn và sinh sản ổn định. "Lần đầu tiên tôi được cầm trong tay hơn 700 triệu đồng sau khi đã bán hơn 200 con heo rừng giống ra khắp miền Bắc, miền Trung" - anh Quốc kể.

Khi bắt nhịp được với quy trình chăn nuôi sạch, anh Quốc đã mở rộng diện tích lên hơn 2 hecta để chuyển dần sang nuôi heo rừng lấy thịt sau thời gian nuôi heo giống nhằm cung cấp giống đều đặn cho các địa phương khác.

Từ năm 2008-2013, trang trại heo rừng của anh Quốc cho thu nhập mỗi năm hơn 800 triệu đồng. Vào tháng 8/2011, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Lào Choummaly Sayasone cùng đoàn công tác và lãnh đạo TP Đà Nẵng bất ngờ thăm trang trại và tìm hiểu mô hình nuôi heo rừng nổi bật và có triển vọng của anh Quốc tại vùng đồi núi Hòa Ninh. "Một nông dân như mình mà được một vị lãnh đạo đứng đầu nhà nước Lào trực tiếp đến thăm hỏi, tìm hiểu trang trại của gia đình quả là điều rất tự hào và hãnh diện.

Người dân địa phương bất ngờ nhất vì đây là xã nghèo nhưng lại được chú ý với mô hình chăn nuôi mới, lạ và có thể kiếm tiền tỉ" - anh Quốc chia sẻ. Trong một lần lái xe tải đi giao hàng năm 2013, tai nạn không may xảy đến khiến anh Trần Đức Quốc phải cắt bỏ một phần chân trái do bị hoại tử.

anh ca thot thanh ty phu nho nuoi heo rung duoi chan nui ba na
Hiện, người mua heo từ trang trại của anh Quốc phải đăng ký trước 12 tháng mới có hàng

Tưởng chừng trang trại heo rừng sẽ bị dẹp bỏ vì không còn ai quản lý, chăm sóc, thế nhưng chỉ vài tháng sau, anh Quốc “cà thọt” lại tiếp tục làm liều khi đầu tư, mở rộng trang trại và chuyển hẳn sang chăn nuôi heo rừng lấy thịt. Sau 4 năm mày mò cách pha chế bột cám lên men thành công, đến năm 2017, trang trại heo rừng mang tên Nhất Trung Sơn của anh Quốc đã có tổng đàn lên đến hơn 400 con.

Đến tháng 12/2018, anh Quốc sở hữu hơn 500 con heo rừng các loại, phần lớn là heo thịt với 4 khu nuôi riêng biệt được bao bọc bởi hơn 2,3 ha trang trại đất đồi xanh tốt. "Do thị trường heo rừng giống đã bão hòa nên trang trại đi theo hướng khác - đó là chăn nuôi heo rừng sạch lấy thịt, tập trung cung cấp cho các nhà hàng tại TP Đà Nẵng" - anh Quốc thông tin.

Mỗi chuồng nuôi phân thành diện tích khoảng 100 m2 có độ dốc vừa để heo dễ vận động cũng như vệ sinh dễ dàng. Đối với các khu nuôi heo sinh sản, heo thịt, heo sữa…, anh Quốc đáp ứng đầy đủ nguồn thức ăn sạch từ cây chuối, cám lên men và lá thuốc để heo có sức đề kháng tốt. Trong năm 2018, với giá heo hơi ổn định từ 150.000 đồng/kg, trang trại của anh Quốc xuất bán gần 15 tấn heo rừng và thu về hơn 2,2 tỉ đồng.

Ngoài thức ăn tốt, anh Quốc tự làm mọi khâu sinh sản cho heo để bảo đảm nguồn giống sau khi học thú y. Nguồn con giống, thức ăn, cách chăm sóc sau hơn 1 năm sẽ quyết định đến chất lượng thịt heo (mỡ ít, nạc nhiều) khi xuất chuồng. Do vậy, người mua heo từ trang trại của mình phải đăng ký trước 12 tháng mới có hàng.

Theo anh Quốc, trong hời gian đến,gia đình sẽ xây dựng chuỗi nhà hàng chế biến thịt heo rừng để khách hàng đến ăn thử sau khi trải nghiệm thực tế tại trang trại. "Mô hình này giúp khách hàng chứng kiến tận mắt mọi khâu trong quá trình nuôi, chế biến thịt heo rừng sạch. Qua đó, chúng tôi chứng minh cho họ thấy: trang trại đang sản xuất thật và cho ra thị trường sản phẩm thật, có chất lượng" - anh Quốc khoe.

Vĩnh Quyên
Phiên bản di động