1 năm tổ chức gần 500 cuộc tư vấn pháp luật tại cơ sở

Con số trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác trợ giúp pháp lý nhà nước năm 2019 và triển khai công tác trợ giúp pháp lý và công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2020 do Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức.
Gần 55 tỷ đồng cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 1 viên chức Hà nội không đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý 2019 Xem xét và xử lý vi phạm Phó Giám đốc Sở Tư pháp không nhận quyết định điều động Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải làm việc với Sở Tư pháp

Trong năm 2019, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Hà Nội (thuộc Sở Tư pháp) đã tiếp 343 lượt người đến yêu cầu tư vấn tại trụ sở trung tâm và các chi nhánh với 343 vụ việc thuộc các lĩnh vực pháp luật: hình sự, dân sự, đất đai, hành chính, hôn nhân và gia đình.

Trung tâm tổ chức được 492 cuộc tư vấn pháp luật tại các xã, phường, thị trấn, trường học và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội, đã thu hút được 37.710 lượt người tham dự, tư vấn trực tiếp cho 9.988 lượt người với 9.988 vụ việc thuộc các lĩnh vực pháp luật: hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, nhà ở, môi trường, lao động việc làm, bảo hiểm, khiếu nại, tố cáo, hành chính, chính sách ưu đãi, lĩnh vực pháp luật khác.

1 nam to chuc gan 500 cuoc tu van phap luat tai co so
Lãnh đạo Sở Tư pháp Hà Nội tặng giấy khen cho các cá nhân có thành tích trong công tác trợ giúp pháp lý

Về tham gia tố tụng, trung tâm đã phối hợp tốt với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, Trung tâm luôn đáp ứng nhanh chóng và kịp thời các yêu cầu cử người tham gia tố tụng, đảm bảo 100% người có yêu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý.

Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đã cử trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 612 người trong 612 vụ việc. Trong đó, hình sự (548 vụ), dân sự (59 vụ), khiếu kiện hành chính (5 vụ).

Trong tổng số những người được trợ giúp pháp lý, có 37 người có công với cách mạng, 75 người thuộc hộ nghèo, 99 trẻ em và 93 người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 185 người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, 66 người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo, 4 người cao tuổi có khó khăn về tài chính, 39 người khuyết tật có khó khăn về tài chính, 2 người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính, ….

Trung tâm đã tăng cường truyền thông về đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017 giúp người dân nắm bắt được các đối tượng được trợ giúp pháp lý. Đặc biệt, Trung tâm đã phối hợp với các Trung tâm Điều dưỡng người có công, Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người có công với cách mạng. Đây là một điểm mới trong công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý năm 2019. Công tác truyền thông đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Theo kế hoạch, năm 2020 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Hà Nội sẽ tăng cường hoạt động tư vấn pháp luật tại cơ sở cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý như người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em, nhất là tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã dân tộc, xã miền núi, các xã xa trung tâm thành phố.

Diệp Anh
Phiên bản di động