Yên Bái: Ghi nhận sự chuyển biến về tình trạng xe quá khổ, quá tải
Công an tỉnh Yên Bái thừa nhận trách nhiệm của CSGT vụ xe quá tải Yên Bái: Sở GTVT chỉ rõ trách nhiệm của TTGT và Ban ATGT vụ xe quá tải |
Vừa qua, Tuổi trẻ và Pháp luật phản ánh loạt bài viết về tình trạng xe quá tải, quá khổ, hạng nặng chở đất, đá, than, cát… không có che chắn chạy trên tuyến đường quốc lộ 2D (đoạn từ cảng Hương Lý đi Khu Công nghiệp phía Nam) gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhân dân hai bên đường, làm hỏng đường xá và tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.
Đã hạn chế được xe quá tải trên tuyến đường báo chí phản ánh dọc tuyến quốc lộ 2D từ cảng Hương Lý đi KCN phía nam (Yên Bái. |
Ngay sau đó, UBND tỉnh Yên Bái đã có công văn chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái, Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái giao Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông, UBND huyện Yên Bình, UBND TP Yên Bái vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng xe quá tải theo phản ánh của báo chí.
Sau khi Tuổi trẻ và Pháp luật phản ánh, cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái vào cuộc, nhiều xe chở đá không chở quá tải. |
Theo ghi nhận mới đây của PV (từ đầu tháng 5 đến ngày 19/5), nhiều xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng từ cảng Hương Lý đi Khu công nghiệp phía nam không còn xuất hiện tình trạng xe có dấu hiệu quá tải như trước. Xe chở đá ngang bằng thùng không vượt thành, nhiều xe cát, xe đất đã được chủ phương tiện che bạt phủ kín…
Thông tin tới PV, một số người dân sinh sống tại thị trấn Yên Bình cho biết, hiện đã giảm bớt bụi, xe chở quá thành thùng, quá tải không còn nhiều, nhưng những xe tải cỡ lớn chạy qua đây phi với tốc độ rất nhanh do không có biển bảo giảm tốc độ tại khu vực này.
Nhiều xe chở cát đi từ cảng Hương Lý đi ra Khu công nghiệp phía nam (Yên Bái) đã che chắn bạt theo quy định. |
Ngay sau khi Tuổi trẻ và pháp luật đưa tin, có hàng loạt ý kiến trái chiều của bạn đọc về việc xử lý xe quá khổ quá tải. Bạn Đỗ Q. V cho rằng: “Không quá tải thì chủ xe lỗ à, nhưng nếu vận tải bỏ ra 1 tỷ để làm ăn, một ngày phải mất khoảng 1 triệu bao gồm tiền phí như phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ, rồi tiền lãi ngân hàng, nhân công. Còn chưa tính xe trượt giá. Trong khi đó, mỗi chuyến hàng với cung đường tầm 100km mất khoảng 1 ngày, chưa trừ chi phí thì được khoảng 3-4 triệu (trừ dầu diesel và các chi phí khác đi đường…) thì thử hỏi chủ xe còn lại được bao nhiêu?”. Bạn M.K.T dẫn chứng: “Nếu giờ làm căng, bắt buộc đúng tải tất cả các xe không ngoại trừ ai, như Phú Thọ làm thì mặt bằng cước vận tải đồng loạt phải tăng”. Có thông tin lại đồng tình với việc không nên chở quá tải, bởi việc cho xe chạy quá tải ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống người dân sinh sống hai bên đường, bụi, ô nhiễm môi trường… ngoài ra, các tuyến đường ngày càng xuống cấp trầm trọng, ổ trâu, sống trâu hiện rõ khiến các phương tiện khác như xe máy, ô tô đi lại gặp khó khăn. |