Vụ Trần Đình Sang: Cần làm rõ tình tiết nhận 30 triệu đồng

Theo Luật sư, việc Trần đình Sang khai đã nhận tiền của Cảnh sát giao thông huyện Mỹ Hào (Hưng Yên), sau đó rút đơn tố cáo nếu được xác định là có thật thì cần phải điều tra, làm rõ sai phạm của cơ quan chức năng liên quan.
Trần Đình Sang từng nhận 30 triệu đồng của CSGT tỉnh Hưng Yên "Thánh chửi" Trần Đình Sang bị xử 2 năm tù giam về tội chống người thi hành công vụ

Ngày 18/9, Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Trần Đình Sang (sinh ngày 10/3/1980, nghề nghiệp tự do, trú tại tổ 7, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái) về tội danh “chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Khoản 1, Điều 330 của Bộ luật Hình sự.

Trong phiên xét xử, Trần Đình Sang khai vào khoảng 15h25 ngày 4/3/2017, Trần Đình Sang điều khiển xe ô tô biển kiểm soát 21A-035.97 di chuyển đến ngã tư Dị Sử, huyện Mỹ Hào (nay là thị xã Mỹ Hào), tỉnh Hưng Yên thì bị tổ công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông - Công an huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên ra tín hiệu dừng phương tiện để xử lý lỗi "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông".

Sau đó, Trần Đình Sang gửi đơn khiếu nại về việc xử lý vi phạm của lực lượng Cảnh sát giao thông huyện Mỹ Hào và yêu cầu lực lượng cảnh sát giao thông đưa số tiền 30 triệu đồng thì sang mới rút đơn khiếu nại. Một thời gian sau, Trần Đình Sang nhận được tiền theo yêu cầu đã rút đơn khiếu nại theo thỏa thuận.

vu tran dinh sang can lam ro tinh tiet nhan 30 trieu dong
Trần Đình Sang khai đã nhận 30 triệu đồng từ Cảnh sát giao thông huyện Mỹ Hào

Về tình tiết này, Tuổi trẻ và Pháp luật đã trao đổi với Luật sư Nguyễn Quang Tâm - Công ty Luật Phúc Quang, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.

Luật sư Tâm cho rằng, nếu cơ quan điều tra xác định đúng, với tính chất là việc nhận tiền đã hoàn thành; đồng thời, nếu Cảnh sát giao thông huyện Mỹ Hào xác nhận sự việc có thật thì hành vi này có dấu hiệu cấu thành tội Cưỡng đoạt tài sản.

Theo Quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Tội cưỡng đoạt tài sản:

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Tuy nhiên, theo luật sư, việc xác định bị hại là yếu tố then chốt để có thể xác định hành vi phạm tội. Trong quá trình điều tra sự việc, cần mở rộng để làm rõ các vấn đề sau:

Có đồng phạm hay không? Vì hành vi cưỡng đoạt tài sản với một tổ chức như Cảnh sát giao thông huyện Mỹ Hào thì rất khó. Có thể coi đây là việc làm bất chấp luật pháp khi dám cưỡng đoạt tài sản của cơ quan quyền lực, đang thực thi pháp luật.

Cần làm rõ nguyên nhân, nội dung đơn tố cáo mà ông Trần Đình Sang lấy đó để đe dọa, buộc đưa tài sản. Chỉ như vậy, mới làm rõ sai phạm của cơ quan hành pháp vì đã không xử lý hành vi vi phạm pháp luật này mà ngược lại, lại tiếp tay cho tội phạm.

Cần thiết phải đề nghị Cơ quan điều tra Viện kiểm sát điều tra độc lập để tránh hàm oan, và nhất là bỏ lọt, bỏ sót các sai phạm, vi phạm của cơ quan Cảnh sát giao thông huyện Mỹ Hào.

Chính Thuần
Phiên bản di động