Vụ án mạng ở Phúc Thọ: Cần nhìn nhận lại vấn đề chăm sóc người bệnh tâm thần

Mới đây tại Phúc Thọ (Hà Nội) xảy ra vụ việc đau lòng là một cụ ông 70 tuổi đang đi xe máy thì bất ngờ bị một người cầm gậy lao vào tấn công khiến tử vong tại chỗ. Qua thông tin ban đầu được biết đối tượng trước đó thỉnh thoảng đã có biểu hiện bị tâm thần, còn ngày thường vẫn cùng đi buôn bán với vợ con.
Người bị tâm thần chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi đang mắc bệnh Nguyên nhân ông lão bị đánh tử vong ở Phúc Thọ Hà Nội: Ông lão 70 tuổi bất ngờ bị đánh tử vong khi đang đi xe máy Phát bệnh tâm thần người đàn ông châm lửa đốt nhà Hơn 30 năm 'nhặt' người điên về nuôi Uống nhầm thuốc chữa tâm thần của người lớn, 3 trẻ nhập viện

Nỗi lo sống chung với người bệnh tâm thần

Thời gian qua, vấn đề người tâm thần phạm pháp hình sự được thấy rõ qua những vụ án mà mức độ nghiêm trọng, khủng khiếp của nó khiến dư luận xã hội hết sức quan ngại vì người tâm thần gây án không khác gì “quả bom di động”, chẳng biết khi nào nó sẽ nổ tung.

Mới ngày hôm qua thôi, dư luận vẫn còn chưa hết bàng hoàng về vụ án xảy ra tại xã tại chợ Bãi, xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội.Đối tượng Đặng Văn Hòa đã giết chết ông S (70 tuổi).

Theo thông tin ban đầu vụ việc diễn ra khoảng 16h ngày 9/10, thời điểm này, ông S đi xe máy lưu thông trên đường liên thôn thì bất ngờ bị Hòa vung gậy đánh tới tấp vào đầu khiến ông S tử vong tại chỗ.

Căm phẫn về hành động mất tính người của kẻ gây án, người dân cũng lo lắng khi phải sống cùng người có tiền sử bệnh tâm thần, không biết phát bệnh lúc nào trong khi vấn đề quản lý và điều trị đúng cách vẫn còn bỏ ngỏ.

vu an mang o phuc tho can nhin nhan lai van de cham soc nguoi benh tam than
Chuyên gia tư vấn tâm lý Lê Văn Thắng

Với mong muốn có cái nhìn tổng thể về vấn đề người tâm thần gây ra, Tuổi trẻ & Pháp luật đã lấy ý kiến của của chuyên gia tâm lý Lê Văn Thắng, Giám đốc trung tâm tư vấn tâm lý 247:

“Khi sự việc đau lòng xảy ra, cơ quan chức năng đã vào cuộc gấp để điều tra nguyên nhân sự việc, kết quả chính thức sẽ được công bố sớm.

Tuy nhiên từ khi xảy ra sự việc, chúng ta có thể biết rằng: Gia đình bị nạn đau lòng, oan uổng. Xã hội hoang mang, sợ hãi, cộng đồng mình sinh sống liệu có thực sự an toàn hay không?

Nhu cầu được an toàn là một nhu cầu cơ bản của con người. Nếu chúng ta ra ngoài đường có cảm giác nguy hiểm luôn rình rập xung quanh thì chất lượng cuộc sống sẽ giảm đi rất nhiều”, Chuyên gia Thắng bày tỏ quan điểm.

Khi nào thì đối tượng bệnh tâm thần có dấu hiệu gây án?

Theo chuyên gia Lê Thắng cho biết, bệnh tâm thần (còn gọi là tâm bệnh) chưa phát hiện được tổn thương đặc hiệu về mặt hình thái của hệ thần kinh mà chỉ phát hiện được những biến đổi tinh vi về mặt sinh hóa, miễn dịch, di truyền… Ða số các dấu hiệu bệnh là do rối loạn chức năng của não.

vu an mang o phuc tho can nhin nhan lai van de cham soc nguoi benh tam than
Hiện trường vụ ông lão 70 tuổi bất ngờ bị người điên đánh tử vong khi đang đi xe máy

Phần lớn bệnh nhân có thể ăn khỏe, chơi khỏe, đi đứng bình thường nhưng có ý nghĩ, cảm xúc, hành vi không phù hợp, kỳ dị, khó hiểu. Bệnh nhân tâm thần thường không nhận thấy mình bị bệnh, từ chối điều trị tại chuyên khoa tâm thần.

Dấu hiệu gây án của đối tượng bệnh tâm thần cho thấy xảy ra rất nhanh. Khi vùng não bộ bị kích thích, bởi rất nhiều lý do. Người bị nạn có nét nào đó giống người mà bệnh nhân ghét, hoặc tạo ra âm thanh khiến bệnh nhân khó chịu … dẫn tới người bệnh không kiểm soát được hành vi của mình. Lúc đó như người say rượu hành động hoàn toàn bởi vô thức. Thường có xu hướng tấn công tất cả những gì “chuyển động” trước mắt người bệnh.

Giải pháp nào để tránh nguy cơ người điên gây án?

Bệnh tâm thần hay các vấn đề về tâm thần rất phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay. Khi con người phải chịu quá nhiều áp lực từ công việc, cuộc sống cộng thêm không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn nên dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu, ám ảnh… Những dấu hiệu tâm thần đầu tiên đó nếu không được kịp thời can thiệp, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần của con người.

vu an mang o phuc tho can nhin nhan lai van de cham soc nguoi benh tam than
Thạch Sà Khê - đối tượng tâm thần vác dao chém thương vong nhiều người tại Bạc Liêu

Tuy nhiên khi biết bản thân mắc bệnh, nhiều bệnh nhân và cả người nhà không muốn chấp nhận điều đó, họ thường tự chữa trị qua các thầy lang, thầy cúng. Việc điều trị không đúng phương pháp, không đến nơi đến chốn không những không chữa được bệnh mà còn làm cho bệnh nặng thêm.

Chuyên gia Lê Thắng cũng gửi lời khuyên đến cộng đồng: Vì bệnh nhân không nhận thấy mình bị bệnh nên suy nghĩ, hành động bất thường cũng xảy ra bất cứ khi nào. Sự việc đau lòng vừa qua là một hồi chuông cảnh báo xã hội cần nhìn nhận vấn đề chăm sóc người bệnh đúng mức hơn.

Để tránh tổn thương cho chính người bệnh cũng như xã hội, ngoài trị liệu bằng thuốc cho bệnh nhân, thì đối với người bệnh tâm thần cần thiết được sinh sống trong khu vực riêng của bệnh viện, một mặt được chăm sóc điều trị, mặt khác tránh tiếp xúc với cộng đồng bên ngoài.

Tuyên truyền rộng rãi để người nhà bệnh nhân hiểu việc điều trị tại nhà không có tính hiệu quả cao, đồng thời khiến mọi người xung quanh có thể gặp nguy hiểm.

Đinh Linh
Phiên bản di động