Vốn ngoại đổ bất động sản Việt Nam sụt giảm trầm trọng

Trong 9 tháng năm 2019, hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam thu hút 3,94 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái đạt 5,8 tỷ USD.
Dự án Hope Residences: Kỳ lạ vừa mua xong căn hộ đã thi nhau rao bán Điều bất ngờ trên thị trường BĐS: Dự án giá cao, vẫn thanh khoản mạnh Nở rộ dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven đô Hà Nội

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ đầu năm đến thời điểm 20/9/2019 thu hút 2.759 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 10,973 tỷ USD, tăng 26,4% về số dự án và giảm 22,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Bên cạnh đó, có 1.037 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 4,790 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 9 tháng năm nay đạt 15,763 tỷ USD, giảm 19,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 9 tháng ước tính đạt 14,2 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng còn có 6.502 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 10,4 tỷ USD, tăng 82,3% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 1.348 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 6,34 tỷ USD và 5.154 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 4,06 tỷ USD.

von ngoai do bat dong san viet nam sut giam tram trong
Trong 9 tháng năm 2019, hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam thu hút 3,94 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái đạt 5,8 tỷ USD.

Trong 9 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 8,139 tỷ USD, chiếm 74,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,183 tỷ USD, chiếm 10,8%; các ngành còn lại đạt 1,640 tỷ USD, chiếm 15%.

Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 9 tháng đạt 12,385 tỷ USD, chiếm 78,6% tổng vốn đăng ký; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản có thêm 1,062 tỷ USD, chiếm 6,7%; các ngành còn lại đạt 2,315 tỷ USD, chiếm 14,7%. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5,704 tỷ USD, chiếm 54,8% tổng giá trị góp vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,705 tỷ USD, chiếm 16,4%; các ngành còn lại đạt 2,991 tỷ USD, chiếm 28,8%.

Theo cơ quan thống kê, trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 9 tháng, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 2,095 tỷ USD, chiếm 19,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc 2,023 tỷ USD, chiếm 18,4%; Nhật Bản 1,582 tỷ USD, chiếm 14,4%; Singapore 1,465 tỷ USD, chiếm 13,4%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 1,251 tỷ USD, chiếm 11,4%...

Hậu Lộc
Phiên bản di động