Tưởng yên phận với chung cư, nhiều cư dân mới "vỡ mộng"
Cả 3 dự án của Hateco đều khiến khách hàng phải lo lắng và cân nhắc khi mua Đừng xuống tiền mua căn hộ chung cư nếu chưa đọc hết bài này Người nước ngoài không được phép mua căn hộ Hateco Laroma |
Từ nhiều năm nay, việc mua căn hộ chung cư tại Hà Nội hay những thành phố lớn là những sự lựa chọn của nhiều người khi quỹ đất ngày càng giảm và giá đất ngày càng tăng với những con số "khủng".
Thế nhưng, việc lựa chọn được chung cư có CĐT uy tín thì đó như việc "đỏ - đen" vậy. Nghe cứ như đùa khi mà giá trị của những căn hộ cũng phải tiền tỷ, nhưng đó lại là hiện trạng của nhiều chung cư hiện nay.
Đơn cử như dự án Capital Garden 102 Trường Chinh, Hà Nội do Công ty Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô (thuộc Kinh đô TCI Group) làm chủ đầu tư (CĐT) chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, kéo theo hàng loạt hệ lụy khác như không được cấp sổ hồng...khiến người dân không ổn định được cuộc sống.
Cùng CĐT trên, những cư dân tại chung cư Discovery Complex 302 Cầu Giấy (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội), hơn 2 năm qua, họ tới ở tại khu chưng cư này khi hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) chưa được nghiệm thu. CĐT ngang nhiên xây tường ngăn chia tại tầng 50 (theo thiết kế để làm tầng kỹ thuật tháp căn hộ) và tầng 9 (làm tầng cây xanh của tòa nhà chung cư). Mục đích chia ngăn hai tầng trên để chia thành các phòng để làm chung cư để bán cho khách hàng có nhu cầu.
Năm 2019, dự án Hateco Apollo Xuân Phương do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hateco (gọi tắt là Hateco Group) là chủ đầu tư chưa được Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng nghiệm thu và chưa hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường nhưng đã cho người dân vào ở.
Ngoài những vấn đề trên, những tranh chấp quỹ bảo trì, phí dịch vụ không hợp lý, phí trông xe cũng cao hơn khu vực, nhập nhèm diện tích chung, riêng, các tiện ích không như những lời quảng cáo khi chào bán đã tạo ra màu đỏ rực của những băng rôn phản đối CĐT tại những chung cư này.
Ảnh minh họa. |
Bất lợi hơn, khi tranh giữa người mua chung cư và CĐT cư xảy ra, bao nhiêu thiệt thòi, rủi ro đè nặng lên vai người mua nhà. Vì sao vậy? Vì người bán (CĐT) luôn có lợi thế tại chính các dự án. Họ thường nghĩ ra cách thức để có lợi thế ngay từ ban đầu, trong quá trình thực hiện ký hợp đồng đối với người mua hợp đồng.
Để tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý có sự giám sát, quản lý chặt chẽ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, đặc biệt là sự minh bạch của thị trường bất động sản thì vài trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương là điều vô cùng quan trọng.
Đủ hồ sơ bàn giao nhà chung cư:Thứ nhất: Giấy phép xây dựng. Thứ hai: Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu (khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát) Thứ ba: Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. Thứ tư: Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng. Thứ năm: Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng. Thứ sáu: Bản vẽ hoàn công nếu như công trình có sai khác với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng Thứ bảy: Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có). Thứ tám: Văn bản của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về thỏa thuận hay xác nhận tính an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy. Thứ chín: Kiểm tra kỹ cả phần sở hữu riêng và sở hữu chung. |