Tuổi thọ trung bình của người dân cao hơn cả nước, Hải Phòng đẩy mạnh chính sách an sinh

Phó Chủ tịch TP Hải Phòng Lê Khắc Nam cho biết, tuổi thọ của người dân tăng là thành tựu nhưng cũng đặt ra những thách thức về hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Hải Phòng: Nam thanh niên nghi ném mìn tự chế vào tiệm vàng Đức Đệ Ba mẹ con ở Hải Phòng mắc COVID-19 khi sang Úc không phải lây từ Việt Nam Hải Phòng thưởng 4,8 tỷ đồng cho học sinh, nhà trường đạt giải quốc gia và quốc tế

Theo ghi nhận của TP Hải Phòng, tuổi thọ trung bình của người dân trên địa bàn vào thời điểm năm 2019, thời điểm tổng điều tra dân số tuổi thọ trung bình là 74,7 tuổi, cao hơn tuổi thọ trung bình của cả nước (tuổi thọ trung bình của cả nước là 73,6 tuổi).

Hải Phòng cũng có 301.713 người cao tuổi. Trong đó, có hơn 132 nghìn cụ nam giới, hơn 169 nghìn cụ phụ nữ.

Trong báo cáo tổng điều tra dân số năm 2019 của TP Hải Phòng, tuổi thọ trung bình là 74,7 tuổi
Trong báo cáo tổng điều tra dân số năm 2019 của TP Hải Phòng, tuổi thọ trung bình là 74,7 tuổi

Tới đây, người cao tuổi sẽ được khám sức khỏe định kỳ, được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe; được quản lý đối với các bệnh không lây nhiễm như bệnh ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi, tắc nghẽn tĩnh mạch, sa sút trí tuệ - những bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Những người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng không thể đến bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh sẽ được điều trị tại nhà, tại nơi ở.

TP Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2025, mỗi xã, phường, thị trấn của Hải Phòng có câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; các quận, huyện thí điểm thành lập, phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban ngày cho người cao tuổi.

Các bệnh viện sẽ có khoa lão
Các bệnh viện sẽ có khoa lão

Theo Phó Chủ tịch TP Hải Phòng Lê Khắc Nam, tuổi thọ của người dân tăng là thành tựu nhưng cũng đặt ra những thách thức về hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi khi ngày càng nhiều người cao tuổi bị mắc các bệnh mãn tính, cần hệ thống chăm sóc sức khỏe đặc biệt, dài hạn cho người cao tuổi.

Phạm Mạnh
Phiên bản di động