TP Hồ Chí Minh

Tự chủ và những khoảng cách giữa các bệnh viện công lập

Sở Y tế TP HCM vừa phân bổ nguồn kinh phí từ ngân sách thành phố hỗ trợ cho 17 bệnh viện đang gặp khó khăn trong chi trả thu nhập tăng thêm đặc thù cho nhân viên y tế theo Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND, trong đó có Bệnh viện Trưng Vương, đơn vị được báo chí phản ánh hiện đang gặp rất nhiều khó khăn.
TP Hồ Chí Minh xử phạt nhiều người dừng xe ngắm cảnh trên cầu Thủ Thiêm 2 TP Hồ Chí Minh tổ chức diễn tập về tình huống an ninh trật tự trên địa bàn TP Hồ Chí Minh: Tạm giữ 3.482 mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không hóa đơn chứng từ

Theo Sở Y tế TP HCM, những khó khăn của các bệnh viện trong chi trả thu nhập tăng thêm là hệ quả của tự chủ bệnh viện nhưng chưa bền vững, đặc biệt là ở thời điểm hiện nay, một số bệnh viện không đứng vững được sau giai đoạn nỗ lực chống dịch COVID-19, số lượt khám chữa bệnh giảm sâu và nguồn thu của bệnh viện giảm sút tương ứng.

vẫn còn rất nhiều bệnh viện gặp khó khăn với sự xuất hiện những khoảng cách giữa các bệnh viện công lập với nhau, và các khoảng cách này ngày càng rõ nét
Vẫn còn rất nhiều bệnh viện gặp khó khăn sau khi tự chủ (Ảnh chụp màn hình trang web Sở Y tế)

Đánh giá kết quả sau 20 năm chuyển đổi từ cơ chế ngân sách Nhà nước sang cơ chế tự chủ chi thường xuyên, kết quả đạt được rõ nét, nhất là ngân sách thành phố chi cho lĩnh vực Y tế đã giảm từ 7% (năm 2016) xuống còn 2% (2020).

Một số bệnh viện phát triển tốt cả về chuyên môn kỹ thuật lẫn chất lượng phục vụ người bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bệnh viện gặp khó khăn với sự xuất hiện những khoảng cách giữa các bệnh viện công lập với nhau, và các khoảng cách này ngày càng rõ nét hơn.

Có thể kể đến như: Khoảng cách về tỷ trọng nguồn thu từ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (KCB BHYT). Nếu như các bệnh viện đa khoa có tỷ trọng nguồn thu từ KCB BHYT là chủ yếu (trên 70%), còn nguồn thu từ KCB theo yêu cầu chỉ chiếm tỷ trọng thấp (dưới 30%) thì các bệnh viện chuyên khoa có tỷ trọng ngược lại, ít lệ thuộc nhiều vào KCB BHYT (dưới 50%).

Do đó, nếu cơ chế thanh toán KCB BHYT chưa thật sự ổn định thì các bệnh viện đa khoa luôn chịu tác động nhiều hơn các bệnh viện chuyên khoa.

Tiếp đến là khoảng cách về quỹ phát triển sự nghiệp giữa các bệnh viện công lập với nhau. Bên cạnh một số bệnh viện chuyên khoa có số dư quỹ phát triển sự nghiệp ngày càng lớn thì còn rất nhiều bệnh viện đa khoa gặp rất nhiều khó khăn trong việc trích lập quỹ này. Thậm chí, có bệnh viện không có nguồn để trích lập, nên rất khó khăn trong phát triển bệnh viện như sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm, sữa chữa trang thiết bị, đào tạo nhân viên... Nên chăng cần nghiên cứu các giải pháp về cơ chế chính sách giúp điều tiết và phát huy hiệu quả nguồn quỹ phát triển sự nghiệp của các bệnh viện công lập.

Sau 20 năm chuyển đổi từ cơ chế ngân sách nhà nước sang cơ chế tự chủ chi thường xuyên, kết quả đạt được rõ nét, nhưng bên cạnh đó nhiều bệnh viện vẫn còn gặp khó khăn
Sau 20 năm chuyển đổi từ cơ chế ngân sách Nhà nước sang cơ chế tự chủ chi thường xuyên, kết quả đạt được rõ nét, nhưng bên cạnh đó nhiều bệnh viện vẫn còn gặp khó khăn (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, khoảng cách về mức thu nhập tăng thêm giữa nhân viên y tế công lập đang công tác tại các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo đó, tổng thu nhập tăng thêm trung bình dao động từ 7 triệu đồng đến 39 triệu đồng/tháng, trong đó, các bệnh viện đa khoa thường có mức thu nhập tăng thêm bình quân thấp hơn các bệnh viện chuyên khoa.

Sở Y tế cho hay, trước mắt là năm 2022 và năm 2023, ngành Y tế rất mong Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND được duy trì giúp ổn định thu nhập cho nhân viên y tế của các bệnh viện đang gặp khó khăn về chênh lệch thu chi, về lâu dài, rất cần sớm điều chỉnh giá viện phí theo hướng tính đúng tính đủ giúp ổn định chênh lệch thu chi cho các bệnh viện.

Ngoài ra, khoảng cách về tần suất nghỉ việc của nhân viên y tế (NVYT) giữa các bệnh viện công lập cũng là một trong những nội dung cần lưu ý. Theo đó, ở các bệnh viện đa khoa có tần suất nhân viên nghỉ việc cao gấp 2 lần so với các bệnh viện chuyên khoa (8% so với 4%, số liệu năm 2019), khoảng cách về tần suất NVYT nghỉ việc là hệ quả của sự chênh lệch về thu nhập tăng thêm của NVYT giữa các bệnh viện công lập, do thu nhập không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình buộc NVYT nghỉ việc để chuyển đổi sang bệnh viện tư nhân hoặc chuyển đổi nghề.

Cũng theo Sở Y tế, trong tình hình hiện nay, ngành Y tế rất cần các giải pháp về cơ chế chính sách để rút ngắn các khoảng cách trên, tạo sự công bình về sự phát triển, công bình về thu nhập tăng thêm cho nhân viên y tế công lập, giúp họ an tâm công tác và tiếp tục nỗ lực hết mình để thực hiện nhiệm vụ cao quý của người thầy thuốc đó là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân.

Trọng Vũ
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động