'Trót' làm vỡ cặp nhiệt độ thủy ngân, phải làm gì?

Cặp nhiệt độ thủy ngân là vật dụng y tế quen thuộc tại các gia đình. Nhưng vật dụng này rất dễ vỡ, khiến thủy ngân lọt ra ngoài rất nguy hiểm.
Nguy cơ nhiễm độc thủy ngân từ dịch vụ nha khoa Lạng Sơn: Trẻ 3 tuổi nuốt viên pin thủy ngân xuống đến thực quản

Nhiều người không nắm rõ được mức độ độc hại của thủy ngân cũng như không biết cách xử trí nhanh để hạn chế những ảnh hưởng của nó đối với các thành viên trong gia đình. Khi vỡ cặp thủy ngân mà không biết cách thu dọn cho đúng thì nó sẽ trở thành hiểm họa cho cả gia đình.

'Trót' làm vỡ cặp nhiệt độ thủy ngân, phải làm gì?
Cặp nhiệt độ thủy ngân

Theo các bác sĩ, thủy ngân là một loại hóa chất rất độc. Ngay cả khi 1 lượng rất nhỏ thủy ngân trong cặp nhiệt độ lọt ra ngoài không khí cũng có thể gây độc cho những người xung quanh, nhất là trẻ nhỏ.

Khi thủy ngân phát tán trong không khí, những bụi khí này có thể theo đường thở lọt vào phổi gây hại cho phổi. Ngoài ra, khi đã vào tron cơ thể người, chúng có thể dễ dàng liên kết với các chất béo trong máu và mô gây độc cho các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh.

Nếu phụ nữ mang thai hít phải thủy ngân phát tán trong không khí, chúng có thể xuyên qua cuống nhau để lọt vào tử cung, gây hại cho cả thai nhi.

Thủy ngân có trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất, được hấp thu rất ít khi vào đường tiêu hóa nhưng chúng sẽ trở nên rất độc khi vào phổi do trẻ hít phải trực tiếp. Khi trẻ hít phải thủy ngân sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương.

Tron nhiệt độ phòng, thủy ngân rất dễ bốc hơi và bóc hơi càng nhanh trong nhiệt độ cao.

Do đó, cách xử lý nhanh, an toàn khi trót làm vỡ cặp nhiệt độ thủy ngân:

Bước 1, quan trọng nhất, là bạn phải di chuyển ngay lập tức những người đang có mặt trong khu vực thủy ngân bị vỡ ra ngoài.

Bước 2: Tuyệt đối không để gió lùa. Đóng cửa sổ và cửa ra vào để giúp thủy ngân không phát tán trong không khí.

Bước 3: Dùng đèn chiếu sáng để nhìn rõ phạm vi thủy ngân bị chảy ra.

Bước 4: Người dọn phải bịt khẩu trang đeo găng tay để chuẩn bị dọn sạch thủy ngân, tuyệt đối không tiếp xúc với thủy ngân bằng tay không.

Bước 5: Dùng chổi mềm và giấy mềm làm xẻng để gom và hót thủy ngân, vừa hót vừa đỡ vì hạt thủy ngân rất tròn và lăn rất nhanh, nếu không nhanh tay nó lại lăn xuống đất không thể gom lại được.

Cũng có thể dùng giấy báo thấm nước, vắt khô rồi lau nhẹ nhàng.

Khi thủy ngân đã được gom hết, cần cho vào hộp kín và để xa khu vực có người lui tới.

Bước 6: Dọn sạch nền nhà bằng nước xà phòng, nước lau nhà.

Bước 7: Mở rộng cửa để thông gió trong nhiều giờ để thủy ngân không tồn đọng trong không khí xung quanh môi trường bạn sống.

Lưu ý đối với người trực tiếp dọn dẹp thủy ngân bị vỡ :

Trong khi dọn dẹp thủy ngân, chắc chắn bạn đã ít nhiều hít phải chất độc này. Hãy uống thật nhiều nước ,uống được sữa là tốt nhất để thủy ngân có thể qua đường thận đào thải ra ngoài.

Nếu quần áo bạn bị dính thủy ngân, cần ngâm trong nước lạnh 30 phút, ngâm thêm 30 phút với xà phòng và nước ở nhiệt độ 70 – 80 độ C sau đó xả bằng nước lạnh.

Nếu bị thủy ngân bắn vào người và có cảm giác buồn nôn, nhức đầu, đau họng, sốt… thì cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Những việc không làm khi dọn sạch thủy ngân:

• Không cho túi đã dán kín vào thùng rác của gia đình, vì thủy ngân được phân loại là chất thải độc hại

• Không dùng tay trần để chạm vào thủy ngân

• Không sử dụng máy hút bụi

• Cố gắng không tạo ra bụi - nếu có bụi, tránh hít phải nó.

• Không đổ thủy ngân xuống bồn rửa hoặc cống.

• Không quét thủy ngân bằng chổi

• Không giặt quần áo dính thủy ngân trong máy giặt - hãy cho chúng vào túi dán kín và vứt bỏ.

D.Minh (t/h)
Phiên bản di động