Triển lãm ảnh "Tái sinh" - thông điệp bảo vệ môi trường

Ngày 26/10, triển lãm “Tái sinh” diễn ra tại khuôn viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền với thông điệp sống “xanh” và bảo vệ môi trường.
Nhà thờ Đức Bà Paris có thể được 'tái sinh' nhờ công nghệ kỳ diệu này

Triển lãm “Tái sinh” nằm trong dự án truyền thông “Một đời rác” mang đến thông điệp bổ ích và thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng nhằm truyền đi thông điệp sống “xanh” và bảo vệ môi trường.

trien lam anh tai sinh thong diep bao ve moi truong
Triển lãm ảnh góp phần mở ra khởi đầu mới cho sự sống của nhựa.

Triển lãm truyền tải thông điệp bằng hình ảnh, tác phẩm nghệ thuật do chính sinh viên và học sinh ở Hà Nội vẽ. Ngoài ra, triển lãm cũng có nhiều hoạt động khác như vẽ sáng tạo lên túi giấy, triển lãm tranh ảnh, trưng bày sản phẩm handmade...

trien lam anh tai sinh thong diep bao ve moi truong
Tại buổi triển lãm trưng bày nhiều bức tranh về bảo vệ môi trường.

Chia sẻ với PV về thông điệp muốn truyền tải sau buổi triển lãm, bạn Trần Thị Vi - Trưởng Ban tổ chức cho biết: “Nhựa có thể tái chế, chúng ta hãy biến những thứ đã chết truyền cho nó sức sống trường tồn. Hãy để nhựa giúp ích ta, đừng biến nó thành kẻ gây hại”.

Bạn Vi cũng cho hay, "Sự sáng tạo độc đáo từ đồ nhựa đã qua sử dụng cũng đem đến nhiều chiêm nghiệm. Nhựa vốn là một phát minh quan trọng của nhân loại. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thiếu ý thức của con người đã gây nên nhiều hệ lụy tiêu cực đối với môi trường sống".

trien lam anh tai sinh thong diep bao ve moi truong
trien lam anh tai sinh thong diep bao ve moi truong
Nhiều sản phẩm nhựa được các bạn sinh viên tái chế thành đồ chơi.

Các tác phẩm là những bức tranh được nhìn qua lăng kính trẻ thơ hồn nhiên, sinh động, được ban tổ chức thu thập từ sự kiện đồng hành. Những bức tranh tại buổi triển lãm đều mang ý nghĩa khởi đầu cho một sự sống mới của nhựa.

Có mặt và tham gia nhiều hoạt động tại buổi triển lãm, bạn Phạm Quốc Huy (sinh viên lớp Lịch sử Đảng k37, trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Sự kiện lần này giúp mình nhìn nhận ra được tác hại của rác thải nhựa, đồng thời mình hiểu được nhựa thải lọa thì hoàn toàn có thể sử dụng được, thông qua hoạt động tái chế”.

Kiều Vân
Phiên bản di động