Trách nhiệm thuộc về ai trong vụ xâm lấn rừng đặc dụng Thần Sa?

Hàng loạt cơ quan, đơn vị đã thiếu trách nhiệm trong quản lý dẫn đến vụ xâm lấn nghiêm trọng rừng đặc dụng Thần Sa thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
trach nhiem thuoc ve ai trong vu xam lan rung dac dung than sa

Như chúng tôi đã phản ánh, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục cử đoàn kiểm tra thứ lần 3, tiến hành xác minh tố cáo của ông Nguyễn Trường Thành về việc xâm hại rừng đặc dụng Thần Sa thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng (xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác Khoáng sản Thăng Long.

Chủ trì đoàn kiểm tra lần thứ 3 là Thanh tra tỉnh Thái Nguyên do ông Trần Văn Hậu – Phó Chánh Thanh tra làm trưởng đoàn.

Kết quả, Thanh tra tỉnh Thái Nguyên đã chỉ ra hàng loạt cơ quan, tổ chức buông lỏng quản lý, đặc biệt trong đó phải kể tới UBND huyện Võ Nhai “chưa làm đúng quy định của pháp luật về công tác quản lý đất đai”.

Thanh tra tỉnh Thái Nguyên khẳng định, UBND huyện Võ Nhai mắc nhiều sai phạm trong vụ xâm lấn rừng đặc dụng ở Thận Sa.

Thanh tra tỉnh Thái Nguyên khẳng định, UBND huyện Võ Nhai mắc nhiều sai phạm trong vụ xâm lấn rừng đặc dụng ở Thận Sa.

Cụ thể, tại Văn bản số 41/TTR-NV3 ban hành ngày 18/1/2019, Thanh tra tỉnh Thái Nguyên khẳng định:

“UBND huyện Võ Nhai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân vào đất quy hoạch rừng đặc dụng, trong đó bao gồm cả đất ở, ruộng, vườn, nương rẫy cố định của dân là chưa đúng quy định pháp luật.

UBND huyện Võ Nhai, UBND xã Thần Sa, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long chưa kịp quản lý và chấp hành tốt các quy định pháp luật về đất đai để xảy ra các tồn tại mua bán, chuyển nhượng đất khi chưa hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ là chưa đúng quy định; sử dụng đất còn thiếu thủ tục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất là chưa đúng quy định của pháp luật.

Các ngành chức năng của tỉnh, UBND huyện Võ Nhai chưa kịp thời phát hiện và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các thủ tục về đổ thải theo quy định, dẫn đến việc Doanh nghiệp đổ thải không đúng quy định từ năm 2011-2012.

Quy hoạch đất rừng đặc dụng năm 2006, năm 2013 gồm cả đất ở, ruộng, vườn, nương rẫy cố định của dân cư sống trong rừng đặc dụng mà chưa tách đất ở, đất nông nghiệp, đất khác, cắm mốc ngoài thực địa là chưa đúng quy định. Trách nhiệm thuộc về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục Lâm nghiệp”.

Thanh tra tỉnh Thái Nguyên cũng kiến nghị xử lý hàng loạt cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ xâm lấn rừng đặc dụng ở Thần Sa (huyện Võ Nhai)

Cụ thể, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm và UBND huyện Võ Nhai, UBND xã Thần Sa nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng đất đai; bảo vệ và phát triển rừng theo quy định;

Sở Tài nguyên và Môi trường , Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long giải quyết các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các quy định pháp luật về đất đai, khoáng sản, bảo vệ và phát triển rừng.

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long cần sớm khắc phục khu vực đã đổ thải, trồng rừng phục hồi môi trường.

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long cần sớm khắc phục khu vực đã đổ thải, trồng rừng phục hồi môi trường.

UBND huyện Võ Nhai chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan rà soát, tách rõ đất sản xuất, đất ở, đất khác ra khỏi đất rừng đặc dụng và điều chỉnh Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đúng thực tế.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiến hành rà soát hiện trạng rừng đặc dụng cho đúng thực tế, thực hiện quy hoạch 3 loại rừng theo đúng quy định pháp luật; thực hiện cắm mốc ranh giới rõ ràng trên thực địa, giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý theo quy định.

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long khắc phục khu vực đã đổ thải, trồng rừng phục hồi môi trường.

Phùng Đô
Phiên bản di động