Tông xe vào chiến sĩ CSGT, nam thanh niên có thể chịu mức án nào?
Công an Hải Phòng thông tin vụ chiến sĩ CSGT bị xe máy húc văng lên không trung Hải Phòng: Chiến sĩ CSGT bị húc văng lên không trung qua cơn nguy kịch |
Tóm tắt sự việc: Theo thông tin cơ quan chức năng huyện An Lão (TP Hải Phòng) vào khoảng hơn 11h trưa 9/7, tại Tỉnh lộ 354 (đoạn qua xã Mỹ Đức, huyện An Lão, TP Hải Phòng) đã xảy ra vụ người vi phạm giao thông tông xe vào CSGT đang làm nhiệm vụ.
Theo clip hình ảnh ghi lại khoảnh khắc chiến sỹ CSGT bị đối tượng đâm xe văng lên không trung có thể thấy chấn thương rất nghiêm trọng. Rất may, các bác sỹ bệnh viện Việt – Tiệp kịp thời cấp cứu và hiện cán bộ công an đã qua cơn nguy kịch.
Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra, xem xét. Theo thông tin ban đầu từ cơ quan công an, đối tượng gây ra vụ việc sinh năm 2003. Như vậy, hiện nay đối tượng khoảng 16 tuổi.
Đối tượng tông xe vào chiến sĩ CSGT có thể bị xử lý như thế nào |
Luật sư tư vấn:
Trao đổi với Tuổi trẻ và Pháp luật về sự việc trên, luật sư Văn phòng Luật Phúc Quang, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. “Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:..”
Sau khi làm rõ, đối tượng thuộc trường hợp dưới 16 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi trở lên. Cơ quan chức năng sẽ xem xét để xử lý, áp dụng vào khoản 1 hoặc khoản 2 điều luật này. Đối tượng này nhiều khả năng sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự.
Xem xét sự việc qua Clip cho thấy. Khi cán bộ CSGT phát tín hiệu dừng xe, có động tác né tránh. Tuy nhiên, có thể thấy đối tượng cố tình đâm xe vào người đang thi hành nhiệm vụ. Với tình tiết cố ý đâm xe và hậu quả là sức khỏe, tính mạng của cán bộ công an bị ảnh hưởng trực tiếp.
Với các tình tiết và nhân thân nêu trên, đối tượng này nếu bị xử lý hình sự, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 134 Bộ luật hình sự hiện hành. Cụ thể như sau: “Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:………
m) Có tính chất côn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:…..
c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.”.
Luật sư Nguyễn Quang Tâm - Văn phòng Luật Phúc Quang |
Hiện đối tượng dưới 18 tuổi, vì vậy khi xem xét trách nhiệm hình sự, đối tượng được áp dụng điều 91, bộ luật Hình sự như sau: “Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm………...”
Cũng trong điều luật này, có quy định việc nếu áp dụng hình phạt tù, sẽ được xem xét xử lý nhẹ hơn đối với người trên 18 tuổi.
Ngoài ra, vì chưa đủ 18 tuổi. Cho nên nếu bị xử lý hình sự, bị án phạt tù. Đối tượng sẽ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm như: Được giảm án; Được tha trước thời hạn; ..vv theo quy định tại các điều 105; 106 và 107 BL Hình sự.
1. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Theo quy định tại Thông tư số 1/2016 ngày 4/1/2016 quy định như sau: “Điều 12. Các trường hợp được dừng phương tiện
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;………”
Có thể thấy, cán bộ công an đã thực hiện đúng và đầy đủ chức năng nhiệm vụ của mình. Khi phát tín hiệu dừng xe, nhận thấy đối tượng cố tình tăng tốc độ, đã có ý thức né tránh, lui sang một bên. Tuy nhiên, vì hành vi của đối tượng rất nhanh, cố ý tăng tốc xe nên rất khó tránh va chạm. Vì vậy, không thể nói có sai phạm hoặc trách nhiệm của cán bộ CSGT trong vụ việc này.
Ngoài việc chịu trách nhiệm chính, trực tiếp của đối tượng. Các cơ quan chức năng còn có thể làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cá nhân liên quan, trong việc giao xe máy cho đối tượng này. Khi chưa đủ điều kiện được điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Độ tuổi chưa đủ điều khiển xe máy phân khối lớn; Chưa có giấy phép lái xe ? Qua đó, có thể xử lý các cá nhân liên quan. Theo các quy định tại điều 264 BL Hình sự hiện hành như sau: “Điều 264. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Người chủ sở hữu, quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà giao cho người không có giấy phép lái xe hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;…….”
Với hậu quả nghiêm trọng đã xẩy ra. Các cơ quan chức năng cần phải đồng thời vào cuộc. Để xác minh, điều tra vụ việc một cách khách quan. Khi có kết luận điều tra vụ việc một cách công tâm. Mới có thể áp dụng pháp luật được chính xác đúng người, đúng tội.
Với các phân tích vụ việc nêu trên. Đề nghị các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm minh vụ việc. Để qua đó, có tính răn đe một bộ phận không nhỏ người dân tham gia giao thông thiếu ý thức tuân thủ pháp luật. Đồng thời, các cơ quan chức năng và chính quyền cần có các chương trình giáo dục trong nhà trường, cộng đồng về an toàn, ý thức chấp hành luật lệ giao thông.