Tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em có chiều hướng gia tăng

Thời gian qua ở nước ta đã xảy ra các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em, nhất là tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi tiếp tục gia tăng, gây bức xúc trong xã hội.
Người mẹ bạo hành bị khởi tố Gã bạo hành con trai 4 tháng tuổi bị bắt Vụ bé 12 tuổi bị đánh ở Ciputra: Luật sư chỉ điều cốt yếu bảo vệ quyền lợi của nạn nhân Khởi tố bổ sung tội danh nguyên hiệu trưởng dâm ô nam sinh
tinh trang bao hanh xam hai tre em co chieu huong gia tang

Sáng 10/9/2019, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử kín bị cáo Nguyễn Trọng Trình (SN 1988, trú tại xã Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Nội) về tội "Hiếp dâm người dưới 16 tuổi" theo quy định tại Điều 142, Bộ luật Hình sự. Ảnh tư liệu: Doãn Tấn/TTXVN

Được biết, thời gian gần đây tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em xảy ra ở nhiều địa phương với các hành vi như bạo lực học đường, hiếp dâm, dâm ô, xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là vụ học sinh 10 tuổi bị xâm hại ở Hà Nội; vụ hiếp dâm tập thể bạn học lớp 10 ở Quảng Trị, vụ bố đẻ hiếp dâm con gái 10 tuổi, 14 tuổi ở Long An, Bắc Giang; vụ nhiều học sinh trung học cơ sở đánh bạn ở Hưng Yên, Nghệ An; vụ cô giáo đánh nhiều học sinh trung học cơ sở ở Bà Rịa - Vũng Tàu… gây dư luận hoang mang, bức xúc trong xã hội.

Để tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra xử lý, giảm tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, Bộ Công an cũng đã ra văn bản yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trọng tâm. Trong số này có việc tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp các ngành chức năng thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tội phạm; phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, thực hiện “Hướng dẫn công tác phòng ngừa nghiệp vụ; tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố về xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi” theo Quyết định số 8316/QĐ-BCA-C02 của Bộ Công an; phối hợp lực lượng chức năng, các ngành, các cấp, nhất là ngành giáo dục, văn hóa, lao động tổ chức tốt công tác phòng ngừa xã hội, giáo dục, quản lý trẻ em, học sinh và thanh thiếu niên, huy động gia đình, nhà trường, xã hội và mọi tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.

Công an các đơn vị, địa phương có nhiệm vụ tổ chức điều tra cơ bản, nắm tình hình, khảo sát, đánh giá, xác định diện trẻ em thường bị bạo lực, xâm hại; diện đối tượng có hành vi xâm hại và bạo lực; xác định các hành vi bạo lực, xâm hại có nguyên nhân từ bản thân các em, gia đình, nhà trường, xã hội để tuyên truyền, thông báo cảnh giác phòng tránh; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xác minh, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em. Đồng thời, Công an các đơn vị, địa phương cần tiếp nhận kịp thời tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; khẩn trương xác minh, điều tra, truy tìm, bảo vệ nạn nhân; tổ chức các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, phối hợp với Viện Kiểm sát và Tòa án các cấp truy tố, xét xử nghiêm minh một số vụ án trọng điểm để răn đe, phòng ngừa chung.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan tăng cường nắm tình hình, quản lý các trang mạng xã hội có nội dung tuyên truyền, kích động, cổ súy bạo lực, dâm ô, đồi trụy, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật; chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hành vi lợi dụng không gian mạng xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; thu thập, phân tích dữ liệu, chứng cứ phục vụ điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan bạo lực, xâm hại trẻ em…

Nguồn: TTXVN
baotintuc.vn
Phiên bản di động