Thứ trưởng Bộ Công thương: Giá xăng tăng liêp tục là tất yếu
Giá xăng dầu tăng mạnh Xả Quỹ BOG kìm đà tăng giá xăng dầu |
Chiều 12/3, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công thương đã trả lời báo chí luên quan đến vấn đề thời gian gần đây, xăng, dầu liên tục tăng giá.
Theo ông Hải, thời gian qua, giá dầu thô trên thế giới tăng liên tục, đây cũng là tín hiệu cho thấy sự khởi sắc của nền kinh tế; điều đó cũng đồng nghĩa với việc phải tăng giá xăng dầu thành phẩm trong khi Việt Nam vừa phải sử dụng dầu thô trong nước, vừa phải nhập khẩu dầu thô để chế biến.
"Vì vậy, việc tăng giá xăng dầu là chuyện bình thường, tất yếu theo cơ chế thị trường", ông Hải nhận định.
Theo ông Hải, tại kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày 12/3, tất cả mặt hàng xăng dầu đều tăng, tăng liên tục 8 lần liên tiếp từ đầu năm 2021, liên Bộ Công thương - Tài chính đã phải chi Quỹ bình ổn để bù giá xăng dầu.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: MOIT |
Lãnh đạo Bộ Công thương lấy dẫn chứng, trong những lần gầy đây, xăng E5 được bù 2.000 đồng/lít, các loại xăng dầu khác cũng bù 400-500 đồng/lít.
Thực tế, từ đầu năm 2021 đến nay, giá xăng dầu, gas bán lẻ tiếp tục tăng. Trong đó, giá xăng dầu hiện ở mức cao nhất trong gần 1 năm qua, giá gas đã tăng liên tục trong 9 tháng gần đây.
Trong đợt điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu ngày 12/3 của liên Bộ Công hương - Tài chính, xăng và các mặt hàng dầu trong nước đồng loạt tăng giá. Cụ thể, xăng E5 RON92 có giá 17.722 đồng/lít (tăng 691 đồng); xăng RON95-III là 18.881 đồng/lít (tăng 797 đồng).
Trong khi đó, giá dầu cũng tăng, dầu diesel 0.05S có giá trần là 14.401 đồng/lít (tăng 558 đồng), dầu hỏa có giá 13.173 đồng/lít (tăng 563 đồng/lít) và dầu mazút 180CST 3.5S cao nhất là 13.769 đồng/kg (tăng 642 đồng/kg).
Về vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, qua theo dõi, việc kinh doanh xăng dầu về cơ bản là đáp ứng tốt yêu cầu của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP (Nghị định 83).
Tuy nhiên, trong quá tình kiểm tra giám sát, có một số thương nhân kinh doanh xăng dầu vi phạm theo quy định tại Nghị định. Bộ Công thương luôn yêu cầu các thương nhân kinh doanh xăng dầu đảm bảo thực thi pháp luật đầy đủ trong kinh doanh xăng dầu.
Theo đó, Bộ Công thương thường xuyên có những văn bản yêu cầu các thương nhân kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo nguồn cung phục vụ tiêu dùng, sản xuất. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các quy định về kinh doanh xăng dầu, trong đó có những vấn đề về duy trì điều kiện đầu tư kinh doanh hay vấn đề về phát triển hệ thống để phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất.
Ngoài ra, Bộ Công thương thường xuyên phối hợp với những cơ quan chức năng như Bộ Công an, Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Cảnh sát biển trong công tác phối hợp liên ngành để thực hiện tốt trong công tác phòng, chống gian lận thương mại cũng như giám sát các hoạt động kinh doanh của các thương nhân kinh doanh dầu.
Nói thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, về hạn mức tối thiểu đối với các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, để đảm bảo an ninh năng lượng, trước đây chúng ta nhập khẩu 70-75%. Khi các doanh nghiệp được cấp phép thành doanh nghiệp đầu mối, hàng năm phải đăng ký kế hoạch nhập khẩu bao nhiêu.
Vì vậy, nếu không có hạn mức thì sẽ thiếu để cung cấp trong nước. Thậm chí, doanh nghiệp phân phối, đại lý ở dưới có quyền không phải lấy của doanh nghiệp đầu mối mà còn có thể lấy của doanh nghiệp khác bởi nhiều khi hạn mức của một doanh nghiệp, của một đầu mối còn ít so với tổng số tiêu thụ trực tiếp trên thị trường, cho nên nhiều khi hạn mức của một doanh nghiệp hoặc của một đầu mối có thể ít nhưng tổng số tiêu thụ hoặc trực tiếp vận hành trên thị trường nhiều hơn số một doanh nghiệp đầu mối cung cấp.
Thứ trưởng Hải cũng cho biết, nguồn cung cho xăng dầu hiện đã thay đổi với 70-75% nguồn xăng dầu là lấy ở trong nước, do các nhà máy Nghi Sơn, Dung quất... cung cấp. Chính vì vậy, lượng xăng dầu nhập khẩu chỉ còn 20-25%.
Trong việc sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, qua đề xuất của các doanh nghiệp và đề xuất của các cơ quan quản lý là nên bỏ hạn mức này đi vì doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc kinh doanh. Còn nếu kinh doanh hàng lậu, hàng giả thì phải quản lý theo cách khác, trong đó có Ban Chỉ đạo 389 và các lực lượng để đảm bảo chống hàng lậu, hàng giả. Doanh nghiệp nào vi phạm sẽ chịu trách nhiệm xử lý của pháp luật.