Sinh viên vật vã chống chọi cái nóng như chảo lửa của Hà Nội

Những ngày qua, Hà Nội chịu sức nóng gay gắt nhất kể từ đầu tháng 6. Với nhiệt độ trên 40 độ C, sinh viên với điều kiện sống tương đối thấp vừa phải oằn mình chống chọi với cái nóng, vừa phải lo việc học tập, làm thêm.
Phía sau những chuyến bay an toàn mùa nắng Nội Bài Liên tiếp có người say nắng, sốc nhiệt nhập viện Tiêu thụ điện lập đỉnh mới do nắng nóng, EVN ra khuyến cáo Các thành phố thích nghi với nắng nóng ra sao? Hà Nội nắng nóng chạm ngưỡng 40 độ, tia UV nguy hại rất cao

Đã mấy ngày mất ngủ liên tiếp vì nắng nóng nhưng Nguyễn Mỹ Duyên (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) vẫn phải ra đường vào 7h sáng đi làm, đến 12h lại tất tưởi về trường cho kịp giờ ăn rồi vào học. Khi Duyên về đến nhà thì đã quá bữa tối nhưng cái nóng hầm hập của bê tông vẫn chưa dứt.

Phòng gần như ở tầng cao nhất, 6 người cùng ở nên không khí vào những ngày hè rất nóng nực. “Có những hôm nóng quá, bọn mình lấy chậu nước để trước quạt, lau ướt sàn nhà rồi nằm ra nhưng cũng không ăn thua. Các biện pháp như dùng khăn ướt để lau, đắp làm mát người khi ngủ bọn mình đều từng dùng qua. Nhiều khi phải sang tá túc nhà người quen hay đến các quán xá để ngồi cho qua cái nóng nhưng đó cũng chỉ là biện pháp tạm tời”, Duyên tâm sự.

Có rất nhiều bạn ở lại phòng vào khung giờ trưa, đồng nghĩa với việc hứng trọn cái nắng nóng từ phía trên xuống, từ ngoài hắt vào cửa. Lúc ấy căn phòng không khác gì một chảo lửa. Mọi người ngồi trước quạt mà như ngồi trước lò sưởi, mồ hôi vã ra như tắm.

sinh vien vat va chong choi cai nong nhu chao lua cua ha noi

Căn phòng trọ của Mai và 3 người bạn

Ký túc xá cũng không thể trang bị điều hòa do điều kiện kinh tế chưa cho phép. Đây cũng là tình trạng chung của rất nhiều ký túc xá khác trên địa bàn Hà Nội. Mặc dù các thiết bị quạt hoạt động hết công suất cũng không thể xua đi cái oi nóng của thời tiết, sự tỏa nhiệt của khối bê tông, các tác nhân khác như xe cộ, cục nóng điều hòa từ các hộ lân cận.

Thanh Mai (sing viên Đại học Thương mại ) đang ở cùng 3 người bạn trong căn phòng nhỏ hẹp tại phố Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ Liêm. Căn phòng 15m2, nằm trên tầng cao, có rất nhiều đồ đạc và chỉ đủ chỗ 4 người nằm. Lại không có điều hòa nên mùa nóng là cực hình với Mai và các bạn cùng phòng.

Mai bộc bạch: “Vì chưa có điều kiện nên chúng mình không thể lắp điều hòa, hơn nữa điện ở đây là 4000đ/1 số nên chỉ bật quạt và một số thiết bị khác mà tiền điện một tháng đã hết 600.000 đồng. Nếu còn có điều hòa sợ cả phòng không thể chi trả được”.

Nắng nóng khiến các sinh viên không thể sinh hoạt bình thường, lại vào mùa thi nên việc ôn luyện, học hành lại càng trở nên khó khăn.

Không chỉ cái nắng nóng hầm hập trong các căn phòng chật hẹp, không điều hòa là nỗi ám ảnh của sinh viên. Họ cũng phải di chuyển trên đường để phục vụ cho việc học, việc làm thêm.

sinh vien vat va chong choi cai nong nhu chao lua cua ha noi

Hồ Thu Hương trên đường đi làm thêm vào lúc 12h trưa

Sinh viên Hồ Thu Hương (Học viện Ngân hàng) đang làm thêm tại một cửa hàng bán quần áo tại quận Cầu Giấy. Giờ vào làm là 12h30 nên Hương thường xuyên phải di chuyển trên đường vào khung giờ nắng nóng nhất.

“Mất 30 phút để mình từ trường đến chỗ làm và thường phải hứng trọn cái nắng. Có những hôm đến nơi thì mình chóng mặt, nhức đầu, thậm chí tụt huyết áp. Dù đã đeo kính, mặc áo chống nắng, đội mũ rất cẩn thận nhưng cũng không chống chọi nổi”, Hương kể.

sinh vien vat va chong choi cai nong nhu chao lua cua ha noi

Nhiều sinh viên lựa chọn cửa hàng tiện lợi để học bài, vui chơi tránh nóng

Trước tình hình nắng nóng, nhiều sinh viên lựa chọn thư viện trường, nhà bạn bè hay quán xá, các cửa hàng tiện lợi làm nơi tá túc. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời. Không thể ở đó 24/24 giờ vì họ còn phải đi học, đi làm và nhiều khi điều kiện kinh tế cũng không cho phép.

Nắng nóng sẽ còn tiếp tục kép dài trong nhiều ngày tới, lại đang tới mùa thi cử. Sinh viên với điều kiện sinh hoạt kém chất lượng cũng là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, họ vẫn phải tìm cách chống chọi để đảm bảo việc học tập.

Nguồn: TTTĐ
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động