Phát triển bền vững Cù Lao Chàm còn nhiều thách thức

Sau 10 năm, kể từ khi được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Cù Lao Chàm (TP Hội An - Quảng Nam) đã duy trì được sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của cộng đồng. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể Cù Lao Chàm vẫn còn nhiều các mối đe dọa đối với môi trường, cảnh quan, các hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học và phát triển sinh kế cho người dân xã đảo.      
Gần 7.000 lượt du khách đến Cù Lao Chàm trong 3 ngày nghỉ lễ Quảng Nam: Kỷ niệm 700 năm ngày giỗ tổ nghề yến

Khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An nằm ở vị trí hạ lưu sông Thu Bồn, qua vùng cửa sông, tiếp giáp vùng bờ liên kết ra đến đảo Cù Lao Chàm. Đây là khu vực rất nhạy cảm về sự tương tác và là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hiện tượng tự nhiên và biến đổi khí hậu toàn cầu. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng xói lở nghiêm trọng bờ biển Cửa Đại suốt từ năm 2013 đến nay.

Ba trung tâm phát triển du lịch lớn trong phạm vi Khu sinh quyển bao gồm Phố cổ Hội An (thuộc vùng chuyển tiếp), Rừng dừa nước hạ lưu sông Thu Bồn (thuộc vùng đệm) và quần đảo Cù Lao Chàm (thuộc vùng lõi) đều đang có xu hướng gia tăng số lượng du khách hằng năm.

Trong bối cảnh khu sinh quyển chưa có được giải pháp hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách, thì sự gia tăng này chính là nguy cơ tác động rất lớn tới hệ sinh thái nhạy cảm với tác động của con người như: rạn san hô, rừng dừa nước, các thảm cỏ biển và các bãi biển.

N.Dương
Phiên bản di động