Những tư thế ngủ dễ hình thành nếp nhăn

Theo các chuyên gia, tư thế ngủ có thể ảnh hưởng lâu dài đến vẻ ngoài của làn da.

Nếp nhăn khi ngủ hình thành do sự kéo căng và biến dạng lặp đi lặp lại của da khi bạn đập mặt vào gối hàng đêm. Những nếp nhăn này khác với nếp nhăn khi cười hoặc vết chân chim vì chúng được tạo ra bởi lực tác động lên mặt trong một số tư thế ngủ nhất định.

Không nên ngủ nghiêng hay nằm sấp

Ngủ nghiêng chắc chắn là tư thế ngủ được nhiều người ưa chuộng nhất, vì tư thế ngủ này không gây áp lực lên tim, đồng thời còn có thể giúp cơ thể thư giãn, giúp giấc ngủ thoải mái hơn. Nghiên cứu cho thấy ngủ nghiêng cũng là tư thế ngủ tốt cho sức khỏe. Mặc dù vậy, tư thế ngủ này cũng là nguyên nhân khiến các nếp nhăn xuất hiện.

Khi ngủ nghiêng, một bên mặt sẽ bị ép lại, điều này sẽ làm sâu thêm các đường rãnh, đặc biệt là nếp nhăn mũi má. Sự phát triển của nếp nhăn mũi má là dấu hiệu quan trọng của sự lão hóa.

Nằm sấp hoặc ngủ nghiêng sẽ tạo áp lực lên mặt bạn trong một thời gian dài và áp lực lặp đi lặp lại này đối với collagen trên mặt bạn cuối cùng dẫn đến sự phân hủy của chúng và các nếp nhăn bắt đầu xuất hiện trên mặt và cổ
Nằm sấp hoặc ngủ nghiêng sẽ tạo áp lực lên mặt bạn trong một thời gian dài và áp lực lặp đi lặp lại này đối với collagen trên mặt bạn cuối cùng dẫn đến sự phân hủy của chúng và các nếp nhăn bắt đầu xuất hiện trên mặt và cổ

Ngoài ra, ngủ nghiêng một bên trong thời gian dài sẽ khiến khuôn mặt mất cân đối, bạn có thể không thể nhận ra sự khác biệt, nhưng người lạ nhìn thoáng qua có thể nhận ra.

Trẻ sơ sinh thích nằm sấp nhất khi ngủ vì tư thế ngủ này mô phỏng tốt nhất tư thế của em bé trong bụng mẹ. Tư thế ngủ này là tư thế ngủ an toàn nhất và được rất nhiều người ưa chuộng, nhưng nằm sấp dễ hình thành nếp nhăn trên trán.

Ngoài việc ảnh hưởng đến quá trình lão hóa của da, ngủ sấp thường xuyên còn có tác động tiêu cực đến sức khỏe vòng một của phụ nữ và các bệnh khác. Một khía cạnh khác cũng cần được quan tâm là nằm sấp khi ngủ sẽ khiến cổ bạn rất đau vào ngày hôm sau, nếu cứ tiếp diễn như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến cột sống cổ và khiến bạn dễ mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ.

Thay đổi tư thế ngủ để ngăn ngừa nếp nhăn

Ngủ nằm ngửa được các bác sĩ da liễu ca ngợi là tư thế lý tưởng để bảo vệ sức khỏe làn da. Cô Sreelekha Challagundla, bác sĩ da liễu đang làm việc tại Ấn Độ, cho biết khi ngủ nằm ngửa, da mặt ít tiếp xúc với gối nhất. Điều này làm giảm nguy cơ hình thành các đường nhăn và nếp nhăn vốn có thể hình thành theo thời gian do ma sát và áp lực lên da nếu ngủ ở tư thế khác. Ngủ nằm ngửa cũng giúp ngăn ngừa sự tích tụ dầu và cáu bẩn trên mặt, góp phần giúp làn da sáng hơn.

 Nằm ngửa khi ngủ ít ảnh hưởng nhất đến làn da.
Nằm ngửa khi ngủ ít ảnh hưởng nhất đến làn da.

Bên cạnh đó, ngủ nằm ngửa cũng thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp chất dinh dưỡng và oxy đến da hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ sản xuất collagen và cuối cùng làm đẹp da.

Mặc dù chỉ ổn định một dáng ngủ sẽ khiến bạn không được thoải mái, thế nhưng xây dựng một thói quen tốt sẽ giúp cho làn da của bạn được cải thiện hơn.

Ngoài ra, một chiếc áo gối bằng lụa hoặc satin mềm không chỉ tốt cho tóc mà còn thân thiện cho làn da của bạn. Chúng làm hạn chế mức độ kích ứng trên da của bạn so với áo gối cotton truyền thống thông thường. Khi bạn dịch chuyển trong khi ngủ và cọ xát da với vải cotton, da có thể bị khô và gây ra một loạt các vấn đề về da khác.

Cùng với việc giảm tình trạng nếp nhăn xuất hiện, vỏ gối bằng lụa hoặc satin có thể làm ngăn sự hình thành mụn trứng cá vì chất liệu tương đối thoáng khí, ít bám bụi, vi khuẩn.

Ngưng sử dụng bao bì đựng thức ăn nhanh có chứa PFA tại Mỹ Ngưng sử dụng bao bì đựng thức ăn nhanh có chứa PFA tại Mỹ

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ thông báo giấy gói bỏng ngô trong lò vi sóng và bao bì ...

Nguy kịch vì tự truyền đạm tại nhà Nguy kịch vì tự truyền đạm tại nhà

BSCKII. Nguyễn Quang Minh - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, việc tự ý truyền đạm tại nhà là thói ...

Nhật Bản ngừng trợ cấp chi phí điều trị COVID-19 Nhật Bản ngừng trợ cấp chi phí điều trị COVID-19

Từ ngày 1/3 tới, Chính phủ Nhật Bản ngừng trợ cấp thuốc và chi phí điều trị bệnh nhân nhập viện vì COVID-19.

Tụê Uyên
Phiên bản di động