Những nông dân mang “sắc đào” Bắc vào vùng đất đỏ bazan

Với mong muốn mang không khí tết từ miền Bắc vào mảnh đất Tây Nguyên, những người nông dân “chân đất” đã dành ra hành chục năm để trồng vào chăm sóc những gốc đào. Mỗi độ xuân về, vườn đào gốc Bắc tại vùng đất Bazan luôn tấp nập người đến mua, mang lại thu nhập cao cho bà con.
Xuân về dưới mái nhà rông Trận địa pháo hoa ở quảng trường Đại Đoàn Kết Mâu thuẫn vì chuyện mượn áo, đối tượng ra tay đâm chết bạn Cận Tết, dân khóc ròng vì 100 ha bí đỏ mất mùa

Mong nhân giống đào quý trên vùng đất Bazan

Trước Tết, gia đình anh Trần Văn Văn (Tổ 5, phường Chi Lăng, TP.Pleiku, Gia Lai) hối hả đưa hàng chục gốc đào vào chậu để chuẩn bị bán và giao cho khách hàng. Tâm sự với chúng tôi, anh Trần Văn Văn cho biết, gia đình anh sinh ra và lớn lên ở một làng đào thuộc tỉnh Nam Định. Hai năm trước, gia đình anh vào Tây Nguyên sinh sống và học tập, lập nghiệp nơi vùng đất đỏ bazan này. Mỗi độ xuân về, gia đình lại nhớ về quê hương nên đi khắp để tìm được những cành đào chưng tết. Xuất phát từ mong ước của gia đình, anh Văn đã đặt mua giống đào từ miền Bắc vào tỉnh Gia Lai để trồng thí điểm. Ngoài sự mong đợi, những cây đào được anh trồng cho hoa màu sắc sặc sỡ, cánh lớn hơn nên anh đã nhập thêm giống và mở rộng quy mô.

nhung nong dan mang sac dao bac vao vung dat do bazan

Hơn chục năm nay, anh Văn luôn dành thời gian để tỉ mỉ chăm sóc những gốc đào Bắc của mình

Hơn 10 năm trồng và chăm sóc những giống đào gốc Bắc trên Cao Nguyên, anh Văn đã gây dựng được hơn 100 gốc đào và đưa ra phục vụ thị trường được khoảng 6 năm nay. Giờ đây, trong vườn của anh Văn đã có rất nhiều loại đào quý như: Bích đào, đào Phai, đào Thất Thốn, đào Tuyết…Qua bàn tay khéo léo của anh Văn đã tạo ra những gốc đào bon sai với đủ các dáng mang tài lộc đến gia chủ.

Anh Văn tâm sự: “ Hoa đào khi đưa vào trồng trên mảnh đất Tây Nguyên này cũng tương đối hợp với thổ nhưỡng và khí hậu. Tuy nhiên, một số bệnh trên cây như bị rệp hay sâu thì được tôi cùng nước xịt mạnh và dùng thuốc bôi vào. Thuận lợi của đào trồng trên mảnh đất Gia Lai là không phải mất chi phí di chuyển, cây phát triển mạnh và đặc biệt cho hoa rất lớn nên được rất nhiều người yêu thích”.

nhung nong dan mang sac dao bac vao vung dat do bazan

Những gốc đào Bắc được anh Văn tạo hình theo hình dáng mang phát lộc đến cho gia chủ

“Tuy vậy, chi phí trồng và chăm sóc rất lớn nên trừ chi phí bán tết cũng lời lãi bao nhiêu. Chủ yếu tôi muốn trồng để đưa giống vào mảnh đất miền Nam. Đồng thời, cũng chăm sóc cho các bạn bè, đồng nghiệp có những cây đào đẹp nhất chưng tết. Hiện nay, tôi đã nghiên cứu một số loại đào quý như đào thất thốn, đào tuyết…Qua đó, làm phong phú thị trường hoa đào xuân”, anh Văn tâm sự.

Nữ nông dân mang đào Bắc vào Cao Nguyên

Tương tự, bằng niềm đam mê và khát khao mang hương vị tết của quê nhà vào Kon Tum, chị Tô Thị Thắm (51 tuổi, trú tại tổ 16, phường Quang Trung, Tp Kon Tum), đã đưa giống đào từ Nam Định về trồng trên xứ Cao Nguyên. Sau nhiều năm học tập, tìm hiểu, cùng với kinh nghiệm vốn có, chị Thắm đã thu về được thu nhập khủng sau mỗi dịp tết.

Nói về cơ duyên khi đến với nghề trồng đào nơi phố núi, chị Thắm cho biết, ý tưởng này được hình thành sau lần thử nghiệm trồng đào. Theo đó, năm 1999, chị bắt đầu thử nghiệm 3 gốc đào. Bắt đầu từ đó, đã có khách hàng tìm đến mua đào, dịp tết đó chị Thắm bán được 3 gốc và thu về được 2 chỉ vàng.

nhung nong dan mang sac dao bac vao vung dat do bazan

Chị Thắm đã mang hàng trăm gốc đào từ các tỉnh phía Bắc để về thuần trên tỉnh Kon Tum

Với những thành công nhỏ đầu tiên, chị quyết định về quê mình ở Nam Định mang giống đào đem vào Kon Tum để trồng nhằm phục vụ nhu cầu chơi cây cảnh ngày tết của người dân nơi đây. Ngoài ra, chị cũng thực hiện ước mơ mang loài cây quê hương vào nơi “đất khách” để vơi nỗi nhớ nhà những ngày tết xa quê.

Sau hơn 20 năm trồng và chăm sóc, giờ đây chị Thắm có khoảng 300 gốc đào mỗi năm để bán tết. Chị Thắm cho biết, giá dao động của mỗi cây đào từ 500.000-3.000.000 đồng/gốc. Còn những gốc to, quý, dáng đẹp có giá lên tới hàng chục triệu đồng. Ngoài bán đào, chị còn nhận cho thuê đào chơi dịp tết, sau tết khách mang đến trả lại. Còn đối với khách đã mua, sau khi chơi xong, nếu khách có nhu cầu chăm sóc, chị Thắm nhận về chăm, dịp tết sau khách sẽ ghé lại mang về. Giá chăm sóc dao động từ 500.000-1.000.000 đồng/gốc/năm. Đối với loại đào đắt tiền, yêu cầu sự khéo léo cũng như kinh nghiệm trong việc chăm sóc thì giá lên tới 5.000.000 đồng/gốc/năm.

Đến thời điểm hiện tại, vườn nhà chị Thắm hiện đang chăm sóc hơn 100 gốc đào khách gửi và hơn 100 gốc đào tơ. Trừ tất cả chi phí, từ phân bón, thuốc sâu, công cán,… một năm thu nhập của chị Thắm được khoảng 100-150 triệu đồng, từ công việc bán và nhận chăm sóc đào cho khách.

nhung nong dan mang sac dao bac vao vung dat do bazan

Với những nỗ lực của chị Thắm đã gây dựng được vườn đào hàng trăm triệu đồng

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí tại nhà vườn của mình chị Thắm tự tay đúc chậu, chứ không nhập chậu từ bên ngoài. Chị cho biết nghề đúc chậu do chị học hỏi trong sách, rồi đi tham khảo thêm tại một số cơ sở đúc chậu rồi về làm theo. Khi khách mua hàng xong, nếu chở đi luôn chị sẽ đưa cây vào chậu, rồi chuyển cho khách.

“Nhiều năm nay, lượng khách đã dần ổn định, “tiếng lành đồn xa” người ta cứ kéo nhau tới ủng hộ. Có những khách, không phải mua đào từ vườn của mình, tôi vẫn nhận chăm sóc. Làm nghề bằng niềm đam mê, khách càng đông tôi càng cảm thấy có động lực hơn để tiếp tục công việc,…”, Chị Thắm bộc bạch.

Hải Phạm
Phiên bản di động