Những món ăn cần thận trọng để kỳ nghỉ lễ an toàn
Các món từ thịt tái
Theo BS Lê Văn Thiệu - Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, sán dây bò thường ký sinh trong phần thịt nạc của bò và đặc biệt là trong cơ quan nội tạng. Ngoài ra, nó có thể ký sinh lạc chỗ trong một số loài động vật khác như lợn. Do đó, nếu chúng ta ăn các món từ thịt, nội tạng bò, lợn chưa được nấu chín thì hoàn toàn có nguy cơ nhiễm sán.
Phở bò tái hoặc bò tái nhúng lẩu, bò bít tết tái là những món ăn khoái khẩu có thể khiến thực khách bị nhiễm sán. Ngoài ra, khi ăn nem chua nhưng chưa đủ độ chua cũng có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ này.
Gỏi cá, hải sản sống
Theo BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền - Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người Việt có nhiều thói quen ăn uống chưa khoa học khiến gan bị tổn thương.
Điển hình, có thể kể đến sở thích ăn đồ sống, tái của nhiều người Việt, đặc biệt là dân nhậu. Các món ăn này hoàn toàn có thể chứa sán lá gan lớn và nhỏ. Đây là ký sinh trùng có thể trực tiếp gây tổn thương cho gan.
Đáng chú ý, theo BS Huyền, các bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhỏ chủ yếu do ăn cá, ốc chứa ấu trùng sán lá gan nhỏ chưa được nấu chín, điển hình như món gỏi cá. Sau khi ăn, ấu trùng sán lá gan nhỏ sẽ vào dạ dày, xuống tá tràng rồi theo đường mật lên gan. Tại đây, ấu trùng sẽ phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh
Một trong những loại khuẩn gây bệnh quen thuộc nhất là phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây bệnh tả. Người mắc bệnh tả có biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy, nôn nhiều lần nhanh chóng dẫn đến mất nước, mất điện giải. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ diễn tiến trụy tim mạch, suy kiệt và tử vong.
Theo Bệnh viện Bạch Mai, chúng ta có nguy cơ cao nhiễm phẩy khuẩn khi ăn các loại hải sản sống như: hàu sống, gỏi cá, gỏi mực… hoặc hải sản không được chế biến đúng cách.
Hải sản chín để lâu
Mùa lễ hội, các nhà hàng thường đông đúc nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu sơ chế nguyên liệu, cũng như khâu chế biến thường không được đảm bảo, nên tiềm ẩn nguy cơ các loại vi khuẩn từ môi trường lẫn vào thực phẩm hoặc các loại vi khuẩn có sẵn trong thực phẩm chưa được tiêu diệt hết vì nấu không kỹ.
Ngay cả với các loại hải sản đã nấu chín cũng nên ăn sớm sau khi chế biến, bởi chúng sẽ nhanh chóng bị vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và phát triển. Một số loại hải sản như: cá thu, cá ngừ nếu bị nhiễm khuẩn thì thịt cá bị biến thành chất độc Histamine, nếu ăn vào sẽ gây đỏ da, nóng bừng, đau đầu, khó thở…
Các món đặc sản độc, lạ
Tất cả các cơ quan nội tạng của cá nóc như ruột, buồng trứng, gan, ..vv.. đều chứa loại chất độc có tên là tetrodotoxin (TTX), một chất độc độc gấp 1.200 lần cyanua. |
Nguy cơ ngộ độc vì chính độc tố tự nhiên của thực phẩm cũng không hề nhỏ. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng, cần tránh ăn các thực phẩm đã được cảnh báo có chứa độc tố, điển hình là cá nóc. Bên cạnh đó, cần cẩn thận, tỉnh táo với các món ăn được coi là đặc sản độc (độc đáo), lạ, hiếm, bởi tiềm ẩn nguy cơ chứa độc tố tự nhiên.
Cảnh báo ngộ độc rượu trong dịp nghỉ lễ Dịp nghỉ lễ dài ngày, việc sum họp gia đình, tụ tập bạn bè sẽ không tránh được việc uống bia, rượu. Các chuyên gia ... |
Đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 Sở Du lịch Hà Nội vừa có công văn gửi các đơn vị chức năng, UBND quận, huyện, thị xã, các tổ chức, cá nhân ... |
Bộ Y tế yêu cầu cung ứng đủ thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đề nghị các đơn vị y tế tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu ... |