Những dịch bệnh khiến thế giới hoảng sợ trong 20 năm qua
3 hiểu lầm về khẩu trang trong dịch cúm Corona Dịch virus Corona: CSGT Sóc Trăng dùng bong bóng trong kiểm tra nồng độ cồn |
Trong 20 năm qua, thế giới đã phải đương đầu với nhiều loại dịch bệnh như dịch Ebola, cúm Lợn, cúm Gia cầm H5N1, Sars... đã khiến hàng chục nghìn người chết và bây giờ là dịch Corona. Đến thời điểm hiện tại, dịch Corona đã khiến 493 người tử vong.
Dịch virus Corona đang khiến thế giới phải lao đao. |
Trước đó, vào năm 2002-2003, đại dịch SARS hoành hành trên toàn thế giới. Đây là Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng lần đầu tiên xuất hiện ở Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc vào tháng 11/2002 trước khi gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe vào giữa năm 2003, đặc biệt là chấn thương ở châu Á.
SARS đã giết chết 774 người, 4/5 trong số đó là ở Trung Quốc và Hồng Kông. SARS được truyền đến con người từ dơi móng ngựa, cuối cùng lan rộng ra khoảng 30 quốc gia. Dịch bệnh này có tỷ lệ tử vong là 9,5%.
Đến năm 2003-2004, dịch cúm gia cầm H5N1 cũng tạo nên cơn địa chấn. Chủng cúm H5N1 đã giết chết hơn 400 người, chủ yếu ở Đông Nam Á, sau khi xuất hiện vào năm 2003. Nó đã tàn phá các trang trại gia cầm đầu tiên ở Hồng Kông, trước khi truyền sang người. WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.
Dịch Sars cũng từng khiến cho 774 người tử vong. |
Vào những năm 2009-2010, bệnh dịch cúm Lợn cũng khiến hàng nghìn người chết. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết 18.500 người đã chết vì "cúm Lợn". Dịch cúm Lợn lần đầu tiên được phát hiện ở Mexico và Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 2009. Tuy nhiên, cảnh báo về đại dịch đã được gỡ bỏ vào ngày 10/8/2010 vì virus cúm lợn không gây chết người như công bố ban đầu.
Vào khoảng năm 2013 đến 2016, dịch Ebola bùng phát khiến hàng nghìn người bị chết. Cụ thể, dịch bệnh sốt xuất huyết Ebola đã bùng phát ở Tây Phi vào tháng 12/2013 và kéo dài hơn hơn 2 năm, giết chết hơn 11.300, chủ yếu ở Guinea, Liberia và Sierra Leone.
Bệnh Ebola lần đầu tiên được xác định vào năm 1976, ít lây nhiễm hơn các bệnh do virus khác, nhưng đặc biệt nguy hiểm khi tỉ lệ tử vong lên đến khoảng 40%. Virus này đã xuất hiện trở lại vào tháng 8/2018 tại Cộng hòa Dân chủ Congo và gây ra cái chết của 2.200 người.
Vào năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban bố tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế về virus Zika. Tháng 7/2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố hiện tại vi rút Zika (ZIKV) đã lây truyền hơn 87 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Phi, châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Zika mang đến những quan ngại về mối liên quan giữa nhiễm vi rút Zika và các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh