Những cô gái trồng rừng dưới đáy biển

Trồng rừng dưới đáy biển, mới nghe tưởng chuyện đùa nhưng là thật. Mọi người sẽ càng ngạc nhiên hơn khi đó lại là công việc của hai cô gái có niềm đam mê biển ăn sâu vào máu…    
Phát hiện UFO của người ngoài hành tinh dưới đáy biển Baltic? Apple Watch mất tích 6 tháng dưới đáy biển bất ngờ trở lại với chủ
nhung co gai trong rung duoi day bien
Hai cô gái có niềm đam mê với biển ăn sâu vào máu

Những vườn ươm dưới đáy biển góp phần đa dạng hệ sinh thái vùng biển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An (Quảng Nam) có sự đóng góp đặc biệt và thầm lặng của hai bóng hồng Trần Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Hồng Thúy.

Lặn tìm những vùng san hô, cỏ biển, rong biển; đo đạc, ghi chép tập quán, nơi sinh sống các loại sinh vật biển… phục vụ công việc khiến thời gian ở đáy biển của Thảo và Thủy có lúc nhiều hơn trên bờ. Họ thuộc lòng vùng đáy biển như những con đường mòn thường đi qua mỗi ngày.

Với bộ thiết bị lặn chuyên dụng dành cho chuyên gia biển, hai cô gái có thể lặn dưới biển mỗi ngày trên 8 giờ đồng hồ. Mỗi bình khí lặn được gần 3 giờ đồng hồ, sau mỗi ca lên thay bình, họ nghỉ vài chục phút rồi xuống nước tiếp tục công việc.

Trần Thị Phương Thảo quê ở phường Tân An, thành phố Hội An, là kỹ sư Đại học Nông lâm Huế, còn Nguyễn Thị Hồng Thúy là dân Cù Lao Chàm, kỹ sư Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

“Ra trường về đây công tác, tụi em về làm công tác bảo tồn, chủ yếu là vận động cộng đồng cùng bảo vệ môi trường biển. Em hay lặn biển, nhận thấy cảnh vật dưới nước quá đẹp, có lúc ngẩn ngơ, không thể cưỡng được… Thế rồi, hai đứa quyết định rủ nhau vào Nha Trang học lặn bài bản. Sau đó, chúng em gắn bó luôn với nghề bảo tồn biển. Đến chừ, tụi em không chỉ xem đó là công việc mà con coi đó là cuộc sống ưa thích của mình”, Thúy và Thảo cùng chung tâm sự.

Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh, chuyên viên Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm nói về hai cô gái mê đáy biển với giọng nể phục: “Các em đam mê nghiên cứu khoa học, nhất là nghiên cứu về bảo tồn da dạng sinh học ở đáy biển. Đó là công việc rất khó khăn nhưng sự đam mê đã giúp các em vượt qua thử thách, nhất là sức khỏe. Bởi lặn ở đáy biển phải đòi hỏi sức khỏe tốt, kỹ năng, mới đến khoa học. Phụ nữ mà đam mê nghiên cứu bảo tồn biển ở như hai cô này, ở Việt Nam rất hiếm”.

Nguyên Giám đốc Vườn quốc gia Côn Đảo, hiện là cố vấn Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, tiến sĩ Lê Xuân Ái chia sẻ rằng: “Hơn 30 năm theo nghề bảo tồn biển tại Vườn quốc gia Côn Đảo nay tôi về Bảo tồn biển Cù Lao Chàm công tác. Đi nhiều nơi, gặp nhiều người nhưng lần đầu tiên tôi biết hai cô gái mê biển, mê nghề như Thảo và Thuý. Có lẽ trong ngành Bảo tồn biển, các em là những phụ nữ đầu tiên. Các em đang âm thầm bảo vệ những gì đẹp nhất ở vùng biểu Cù Lao Chàm, góp phần đáng kể trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học nơi đây trước nguy cơ suy thoái…”.

Nguồn: TTTĐ
Phiên bản di động