Người đàn ông có hàng nghìn con sán lá gan trong đường mật
Ông Tr. nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới sườn phải, sốt, vàng da. Chia sẻ với các bác sĩ, ông Tr. cho biết từng là ngư dân nên thường xuyên ăn gỏi cá, ốc.
Sau khi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm, chụp cắt lớp để đánh giá, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị nhiễm trùng đường mật do sỏi ống mật chủ, sỏi gan, cần thực hiện phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi, nội soi đường mật tán sỏi gan. Trong quá trình thực hiện phẫu thuật và thủ thuật nội soi ống mật chủ, tán sỏi trong gan, các bác sĩ phát hiện trong đường mật của người bệnh nhiễm sán lá gan, số lượng ước tính lên tới hàng ngàn con.
Ăn hải sản sống có sán lá gan có thể dẫn đến một căn bệnh gọi là opisthorchzheim, gây nhiễm trùng ống mật, viêm túi mật, sỏi mật và thậm chí là ung thư gan. |
Bác sĩ Phạm Trường Giang - Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Bưu điện - cho biết, việc thường xuyên ăn gỏi, cá sống, ăn ốc có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc trong đường mật của ông có quá nhiều sán lá gan, sau đó khiến ông Tr. bị sỏi gan, sỏi ống mật chủ và nhiễm trùng đường mật do sỏi.
Vì vậy, các bác sĩ đã phẫu thuật cho ông Tr, lấy hết sỏi trong ống mật chủ và tán sỏi gan, bơm rửa làm sạch đường mật.
Hai ngày sau phẫu thuật, sức khỏe của ông Tr. đã hồi phục. Tuy nhiên, ông Tr. cần phải tiếp tục điều trị bệnh lý sán lá gan tại bệnh viện trong thời gian tới vì có quá nhiều sán trong cơ thể.
Ông Tr. cũng được các bác sĩ và người nhà cho biết về tình trạng bệnh trước khi điều trị. Khi được tiếp cận với video ghi lại hình ảnh hàng nghìn con sán lá gan trong đường mật, ông Tr. hoảng hốt, khẳng định sẽ bỏ thói quen ăn gỏi cá, thịt sống, đồng thời, khuyên người thân trong gia đình chủ động bảo vệ sức khỏe, không duy trì thói quen ăn gỏi, thịt sống gây hại cho cơ thể.
Người đàn ông có hàng nghìn con sán lá gan trong đường mật |
Theo một số tài liệu, cá sống có thể nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng mà đáng kể nhất là giun đầu gai Gnathostoma. Giun có thể vào các bộ phận của cơ thể như vào hệ hô hấp (gây ho..), gan, mắt (gây mù lòa), di chuyển dưới da, thậm chí là não và tủy sống. Nguy hiểm nhất là nếu giun định vị trong hệ thần kinh trung ương và gây chứng viêm não tủy, làm rối loạn cảm giác, liệt tứ chi và có thể tử vong.
Ở Việt Nam không hiếm những bệnh nhân nhiễm giun sán khi ăn đồ sống. Theo thống kê từ tháng 2 đến tháng 6-2017, khoa Truyền nhiễm - BV Bạch Mai đã tiếp nhận gần 100 bệnh nhân nhiễm giun lươn trong các biểu hiện bệnh lý về tiêu hóa, phổi, ổ bụng… Đa số các bệnh nhân này đều vẫn thói quen ăn gỏi, ăn tái, không ăn thức ăn sống, chưa được nấu chín như nem chua, gỏi, rau sống...
Do đó, theo các chuyên gia y tế cũng cho biết cách tốt nhất và hữu hiệu nhất là chỉ ăn cá đã được nấu nướng thật chín. Các biện pháp truyền thống như vắt chanh, chế giấm vào các lát cá đều không diệt được giun, kể cả uống rượu mạnh cũng không có tác dụng.